Hồi cấp 3 nó rất thông minh, học giỏi và lúc nào điểm kiểm tra cũng 9, 10. Sau khi tốt nghiệp đại học nó trở thành một lập trình viên ứng dụng Mobile kiếm 20 triệu mỗi tháng, nó muốn kinh doanh nhưng lần nào cũng thất bại.
Chiều hôm đó tan sở 2 thằng rủ nhau ngồi quán nhậu làm tí mồi, Nó bảo với tôi rằng “ Đi làm thuê áp lực và chán lắm mày ạ, suốt ngày bị đứa khác sai”, tôi vừa nghe vừa gật đầu cho có lệ và nói vài lời lẩm bẩm trong miệng “ Ừ, ừ…à, à,.. thế à…”. Bởi vì tôi thừa biết kiểu đi làm thuê thế nào rồi.
Vài hôm sau chúng tôi lại gặp nhau và lần này nó nói với tôi “ Mày ạ, tao muốn kinh doanh ứng dụng mobile”. Tôi nghe xong thì gật đầu đồng ý: “ ừ, mày làm đi”, vì tôi biết rằng nghề đó lúc bấy giờ rất hót và có tiềm năng lâu dài mặc dù tính cạnh tranh cao.
Hơn nữa nó lai là một người thông minh, rất phù hợp với nghề lập trình. Nhưng tôi có một điều ái ngại trong lòng là bởi vì nó quá thông minh cho nên rất khó có thể làm được kinh doanh, ông chủ đâu có cần IQ cao, mà phải cần EQ cao, nó không có nhiều cảm xúc để thuyết phục khách hàng hay nhân viên của mình làm theo những điều nó muốn, vì thế tôi đoán nó sẽ thất bại lần đầu tiên.
> Người nghèo có bản chất thế nào thì sẽ giàu có, bạn có nằm trong số họ?
Quả thực như vậy, 2 tháng sau khi lập team để kinh doanh ứng dụng thì nó giải tán nhóm. Lý do rất lãng xẹt, là vì nó rất nguyên tắc và cứng rắn đúng chất người thông minh. Nhưng nó không biết rằng kinh doanh cần dùng cảm xúc để hành động với người khác.
Tôi nói với nó “ Mày đừng kinh doanh nữa, mày không làm được đâu”, nhưng với một thằng đàn ông có bản lĩnh như nó thì lời khuyên đó chẳng có ý nghĩa gì cả. 1 năm sau khi đổ tất cả số vốn nó tích lũy được từ khi đi làm thuê thì cuối cùng nó vẫn thất bại.
Một người thông minh không nhất định sẽ thành công, thằng bạn của tôi đáng ra sẽ thành công nếu như nó tiếp tục làm thuê ở công ty lập trình ứng dụng Mobile kia cho đến khi lên chức trưởng phòng, giám đốc và cứ khi nào liên quan đến kinh doanh thì nó thất bại.
Có rất nhiều lập trình viên thông minh, nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua là biết được họ có thể thành công hay không khi tham gia vào kinh doanh.
Một người thông minh thường có lòng tự mãn rất cao, trong bản thân họ không bao giờ chịu khuất phục trước ai, người khác làm được gì họ cũng muốn làm được thế, người khác có gì họ cũng muốn có. Vì quá tự mãn, tự cao cho nên họ không thể thuyết phục người khác trong kinh doanh dẫn tới thất bại.
Họ luôn cho rằng người khác không thể thông minh bằng họ, thế nên họ không muốn hợp tác với những người kém hơn về trí tuệ. Khi rơi trường hợp này, họ phạm sai lầm nghiêm trọng là không thể thành lập nhóm.
Kinh doanh luôn cần sự hợp tác, kết hợp nhiều người cùng làm việc để hoàn thành công hiệu quả nhất. Nhưng người thông minh lại nghĩ họ có thể tự mình quán xuyến tất cả công việc, nếu giao cho người khác sẽ làm hỏng mất việc lớn. Vì thế mà họ mất rất nhiều thời gian, công sức để hoàn thành dự án, điều này không phù hợp trong kinh doanh.
Bởi vậy người thông minh không nhất thiết sẽ thành công, nhưng người “ngu” thì chắc chắn sẽ có cơ hội để thành công, nếu bạn không phải là người thông minh thì hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình sẽ thành công nếu như nỗ lực làm việc.