Nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc, tạo được những dấu ấn quan trọng. Theo Bloomberg, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 12 về lượng cung ứng hàng hóa cho Mỹ, cụ thể, so với quý I/2018 kim ngạch xuất khẩu sang Mũ của Việt Nam đã tăng 40,2% – đây là số liệu được chính cục thống kê Mỹ cung cấp.
Có vẻ như, Việt Nam đang là trong số rất ít các quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Trong khi lượng hàng hóa sang Trung Quốc đã giảm chỉ còn 13,9% thì Việt Nam lại là một trong những nước có nguồn hàng phát triển nhanh nhất thuộc khu vực Châu á.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019 của Việt Nam được dự đoán là vào khoảng 69 tỷ USD,, và nếu tình trạng giữa Mỹ và Trung Quốc vấn tiếp tục căng thẳng thì theo các chuyên gia Việt Nam sẽ có cơ hội vượt qua Italia, Pháp, Anh, Ấn, vươn mình lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng cung ứng hàng hóa cho Mỹ.
Rõ ràng tăng lượng xuất khẩu sang Mỹ là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên điều này có thật sự có lợi và chúng ta có đang được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hay không thì còn phải xem xét.
Theo các chuyên gia, xuất khẩu của chúng ta tăng nhanh là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi sự thay thế cho nhiều mặt hàng của Trung Quốc sau những lệnh cấm vận của Mỹ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 2018 của Việt Nam sang Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm.
Có vẻ như, xuất khẩu sang Mỹ tăng lên, nhưng Trung Quốc lại giảm mạnh và số lợi ích từ Mỹ chưa đủ để bù cho Trung Quốc, chính vì thế việc chúng ta có phải đang hưởng lợi hay không vấn đang là một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc.
Và theo nhiều đánh giá, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung lại là FDI, bởi họ từ trước tới nay hoàn toàn tập trung vào việc xuất khẩu, và đang tỏ ra cực kỳ nhanh nhạy và linh hoạt với thị trường hiện tại.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lại đang tỏ ra yếu thế hơn rất nhiều, họ gặp khó khăn với việc tăng lượng xuất khẩu. Muốn làm được, bắt buộc phải thông qua 2 cách hoặc đàm phán để tăng dung lượng đơn hàng, hoặc tìm kiếm mối hàng khác. Mà những việc này vốn dĩ không thể muốn là ngay lập tức làm được.
Còn chưa nói những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may…đang bị Mỹ kiếm soát rất gay gắt về giá cả cũng như chất lượng.
Vì thế, trong tương lai, Mỹ và Trung vẫn chưa đi đến đàm phán thì có vẻ như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại Mỹ vẫn duy trì ổn định.