Uber đã từng là một đế chế hùng mạnh khắp Đông Nam Á trong thị trường đặt xe theo chặng trên điện thoại. Với số vốn đầu tư lên đến 62 tỷ USD, kỳ lân này được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu khổng lồ cùng với việc thâu tóm thị trường Đông Nam Á trong lòng bàn tay.
Sự xuất hiện đầu tiên của Uber tại thị trường San Francisco với tên gọi UberCab, cung cấp dịch vụ đặt xe theo chặng trên điện thoại đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng, đặc biệt là người Mỹ khi mà họ đã quá chán với các dịch vụ taxi truyền thống đắt đỏ và dịch vụ không đảm bảo. Vì thế Uber nhanh chóng tạo được tiếng vang, đè bẹp gần như là các đối thủ đặt xe truyền thống thời điểm đó.
“Đột phá, bất kính và sẵn sàng lật đổ mọi quy luật thị trường.” Là mục tiêu mà Uber hướng tới. Với số vốn khổng lồ mà mình thu về được, Uber đã tận dụng mọi chiến lược để thu hút càng nhiều đối tác và càng nhiều khách hàng càng tốt.
Chính vì thế, trong giai đoạn từ 2011 đến 2014, giá trị của Uber tăng vọt từ 60 triệu USD lên … 17 tỷ USD khi mở rộng thành công tại hơn 100 thành phố khác nhau. Trở thành “cái gai trong mắt” của hàng loạt hãng xe truyền thống khắp khắp Bắc Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Uber đã có một chiến lược sai lầm khi làm lơ chính quyền sở tại. Việc, đánh nhanh thắng nhanh, đánh trước thắng sau đã giúp kỳ lân này tạo được tiếng vang tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng khi đến với các nước châu Âu, Châu Á lại gặp trở ngại bởi thiếu sót của Uber đối với chính quyền sở tại.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó Uber nhanh chóng đánh mất vị thế độc quyền khi các ứng dụng “tương tự” xuất hiện, nổi bật là Lyft tại Mỹ và Didi Chuxing tại Trung Quốc. Grab cũng trở thành đối thủ tầm cỡ tại thị trường Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Grab đã có những bước đi thông minh hơn, họ không dựa vào quỹ tài chính khủng như Uber mà tập trung vào những thị trường ngách, thay đổi dựa trên nhu cầu và văn hóa địa phương. Đây chở thành chiến lược nổi bật giúp Grab tạo được vị thế trong lòng khách hàng. Ví dụ, tại thị trường Việt Nam, Indonesia và Thái Lan grabbike được tung ra nhằm giải quyết vấn đề giao thông chật hẹp, tắc đường thường xuyên đã nhanh chóng lấn át Uber 4 bánh.
Không chỉ thế, Uber còn trở thành đối thủ của hàng loạt công ty, cùng liên tục vướng vào những scandal rầm rộ như: tài xế hãm hiếp hành khách, phân biệt đối xử, CEO chửi tài xế,….đã khiến kỳ này ngày càng mất đi uy tín và vị thế trên thị trường.
Kết quả, chỉ sau một thời gian ngắn Uber đã phải gục ngã trước Grab – thương hiệu được cho là có quy mô và kinh tế hoàn toàn lép vế trước Uber.