Phần này sẽ lập kế hoạch kinh doanh shop quà tặng, đồ lưu niệm cho mọi người, bao gồm cả quà tặng sinh nhật và quà tặng thông thường, ý tưởng mà mỗi ngày có thể kiếm đến 1 triệu. Đây cũng là câu trả lời được rất nhiều bạn quan tâm và gửi email câu hỏi cho Lương.
Trong phần phần kế hoạch kinh doanh cửa tiệm quà tặng này, Lương sẽ cố gắng nói chi tiết cho mọi người dễ hiểu. Mọi người tập trung vào phần bối cảnh của thị trường nha, phần đó là phần quan trọng nhất đấy.
Ngoài ra Lương không viết kiến thức kinh doanh theo 1 mô thức nào giốn sách hay tạp chí, cho nên có một số độc giả khó hình dung. Nhưng nếu Lương viết theo quy chuẩn giống trong sách thì rất lý thuyết, mà Lương thì chỉ muốn độc giả của mình đọc những kiến thức kinh doanh sát thực tế nhất. và Lương cũng không thích giống ai trong cách viết kiến thức kinh doanh, đó cũng là phong cách riêng của Lương. Vì vậy trong quá trình đọc kiến thức nếu gặp khó khăn ở điểm nào thì gửi email cho Lương về : haihoasong@gmail.com hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận.
1, Bối cảnh thị trường kinh doanh quà tặng để lập chiến lược kinh doanh
Lương sẽ làm một phép tính nhỏ thế này để mọi người cùng nhìn thấy thị trường quà tặng một cách tổng quan.
– Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 92 triệu dân, và nếu giả sử có 45% số người dân mua quà tặng người thân, bạn bè, người yêu và mỗi người mua quà sẽ mua ít nhất 3 lần trong 1 năm, trong mỗi lần mua thì trả số tiền trung bình: 40.000 VNĐ.
Do thì tổng số tiền mà các shop quà tặng thu được trong 1 năm bằng: 92(m)*45%*3*40.000 VNĐ = 4.968.000.000.000 tỷ đồng.
– Trong đó Hà Nội có dân số xấp xỉ bằng: 7.6 triệu dân, và lần này chúng ta giả sử có 65% số người dân tại Hà Nội mua quà tặng người thân, họ mua ít nhất 4 lần quà tặng mỗi năm và số tiền họ chi ra trong 1 lần mua trung bình 70.000 VNĐ.
Vậy số tiền mà các shop quà tặng tại Hà Nội thu về bằng : 7.6(m)*65%*4*70.000 VNĐ = 1.383.200.000.000 tỷ đồng.
– Tp.Hồ Chí Minh có dân số xấp xỉ bằng : 8.2 triệu dân, và giả sử các số liệu khác tương tự như Hà Nội thì số tiền mà các shop hàng quà tặng tại Tp.Hồ Chí Minh thu về bằng : 8.2(m)*65%*4*70.000 VNĐ =1.492.400.000.000 tỷ đồng.
Làm tương tự như vậy với các thị trường như Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Giang…thì bạn cũng ước lượng được phần nào đó nhu cầu thị trường. Và mọi người chú ý cho Lương, những số giả định này có thể thấp hoặc cao hơn nhưng mục đích của Lương là giúp mọi người dễ nhìn nhận thị trường hơn.
Ví dụ cụ thể trong ý tưởng kinh doanh làm giàu này để mọi người dễ hiểu hơn nha:
Tại Hà Nội, mỗi gia đình thường có khoảng 6 người là ông bà, bố mẹ và 2 con. Trong đó ông và bà bằng 2 người, người già không có nhu cầu mua quà tặng nhiều. 4 Người còn lại là người còn trẻ họ có nhu cầu mua quà tặng cho vợ(chồng), bạn bè, người thân, nhất là 2 người con có nhu cầu mua quà rất nhiều.
Vậy thì tỷ lệ người muốn mua quà tặng trong 1 gia đình bằng 4/6= 66.7%, tất nhiên là không phải gia đình nào cũng có ông bà mà ông bà sẽ sống chung với người con cả hoặc người con thứ. Nhưng Lương chỉ lấy con số 65% trong phép tính lúc đầu tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là vì ở những thành phố này vẫn có một phần người dân sống ở ngoại thành, vùng nông thôn, họ không chú trọng nhiều đến việc tặng quà sinh nhật, ngày cưới, ngày lễ…
Ok, mọi người hiểu chỗ này chưa ? Nếu chưa thì đọc lại 1 lần nữa , mà nếu đã đọc lại vẫn chưa hiểu thì để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc gửi email về : haihoasong@gmail.com.
Bây giờ sẽ sang phần thói quen và nhu cầu mua quà tặng sinh nhật nha mọi người.
2, Người tiêu dùng mua quà tặng như thế nào,mua quà tặng gì- Kinh doanh nhỏ hiệu quả
Về vấn đề khách hàng của ngành hàng quà tặng thì điển hình nhất là người mua quà tặng sinh nhật,một số loại quà khác như: Quà tặng ngày lễ tình nhân, ngày 8/3, ngày 20/10, quà tặng ngày kỷ niệm tình yêu, ngày kỷ niệm cưới, ngày kỷ niệm tình bạn giữa 2 người, quà tặng cô giáo, quà tặng một người đặc biệt…
Phần lớn người kinh doanh bán nhiều loại quà tặng khác nhau nhưng điều đó không quan trọng bằng việc họ mua quà như thế nào, làm sao để họ mua quà của bạn, đó mới là thứ bạn quan tâm trong phần này.
Khách hàng mua quà đều là vì có 1 ngày nào đó đặc biệt hoặc là họ mua về sử dụng cho chính mình.
– Đối với trường hợp khách mua để tặng 1 người khác vào một ngày hoặc một dịp lễ nào đó thì là chuyện dễ hiểu. Và chúng ta cũng sẽ dễ bán được hàng trong những ngày đó. Vì nhu cầu trong những ngày lễ tăng rất lớn . Như là ngày 8/3 , có nhiều shop quà tặng luôn luôn trật kín người mua và xem hàng.
Trong những ngày đặc biệt như thế, bạn chỉ cần cung cấp hàng hóa thật đa dạng có mức giá phù với đối tượng khách hàng của bạn mà thôi.Những chuyện khác hãy để chính khách làm nhân viên “Pr” miễn phí cho bạn. Chỉ cần sản phẩm của bạn thật sự chất về mẫu mã, tính độc đáo, ý nghĩa, mức giá phù hợp, đẹp mắt là Ok.
Đối với trường hợp khách hàng mua cho chính mình, họ sẽ khó tính hơn, họ không thích mua những món hàng đã có hoặc rất phổ biến trên thị trường vì ai cũng thích sự khác biệt. Thế nên bạn hãy khác biệt trong việc bán hàng cho những đối tượng khách hàng như thế này. Cụ thể thế nào thì Lương sẽ nói rõ trong phần Hướng dẫn kinh doanh. Bây giờ ta sang phần nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh.
3, Có những người kinh doanh quà tặng, đồ lưu niệm thế nào trên thị trường ?
Phần này Lương sẽ chia thành 4 mục nhỏ để mọi để mọi người dễ nắm bắt hơn.
3.1, Người kinh doanh bán buôn, bán sỉ quà tặng, đồ lưu niệm
Họ là những người bán ra được số lượng quà tặng lưu niệm rất lớn trong 1 ngày , 2 ngày, 1 tuận. Khách hàng của họ là những cửa hàng bán lẻ trên thị trường, mà những người bán nhỏ lẻ chính là đối thủ cạnh tranh tực tiếp với bạn.
Nhiệm vụ của bạn là phải chiếm lĩnh thị trường bằng cách hạ gục các shop quà tặng bán lẻ, khi bị hạ gục, người bán buôn và bán sỉ sẽ không có khách hàng để bán ra sản phẩm với số lượng lớn nữa, trong trường hợp đó kênh phân phối của người bán buôn có thể sẽ bị nhà sản xuất, nhà phân phối cấp 1 ngưng vì hoạt động kinh doanh không hiệu quả, lúc này cơ hội kinh doanh trên thị trường thuộc về bạn.
Nhưng để có thể hạ gục đối thủ bán lẻ là cả 1 vấn đề vì có rất nhiều shop hàng chứ không phải bạn chỉ cạnh tranh với 1 , 2 cửa hàng. Lương đang nói đến vấn đề kinh doanh quà tặng ở thành phố nha mọi người, còn phần kinh doanh quà tặng tại nông thôn, mọi người đọc trong phần 3.2.
Nhà bán buôn hoặc bán sỉ có 2 loại:
– Người lấy hàng từ nhà sản xuất trong nước
Tìm kiếm và giao dịch với nhà sản xuất kinh doanh quà tặng, đồ lưu niệm trong nước dễ dàng hơn, không bị rào cản bởi ngôn ngữ, hoạt động thanh toán linh hoạt, người kinh doanh doanh bán buôn và nhà sản xuất có thể trao đổi với nhau về tất cả những thông tin sản phẩm, cách thức bán hàng, điểm nhấn đặc biệt của sản phẩm quà tặng.
Người bán buôn thuộc trường hợp này rất mạnh, họ tự tin rằng họ là người kiểm soát thị trường vì cho rằng họ có nguyên một nhà sản xuất riêng để nhập hàng bất cứ lúc nào.
– Người bán buôn nhập khẩu sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm- Học cách kinh doanh
Quà tặng có xuất xứ trong nước không đa dạng về mẫu mã, thiết kế thiếu thẩm mỹ, sự sáng tạo thể hiện trên mỗi món quà không cao. Vì thế một số người bán buôn, kinh doanh lớn thường nhập hàng từ nước ngoài của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, hàng châu Âu…
Ngoài thế mạnh về chất lượng hoặc tính đa dạng của từng món quà, người bán buôn quà tặng, đồ lưu niệm còn được hưởng mức giá rẻ nhất là những người nhập hàng từ Trung Quốc, nước này là thiên đường sản xuất quà tặng, họ giàu có là nhờ vào lợi nhuận theo quy mô, khi càng sản xuất bán ra với số lượng nhiều thì giá cả trên 1 đơn vị sản phẩm càng rẻ đi nhưng tổng số tiền lợi nhuận thu về lại tăng gấp bội lần so với người bán hàng giá cao.
Lương không dám khẳng định có bao phần trăm quà tặng tại trên thị trường nhập từ Trung Quốc nhưng khi Lương đi vào nhiều shop quà tặng để khảo sát thì phần lớn trên nhãn hàng hóa đều ghi : Made in China.
Thực tế đó chứng tỏ rằng nhập khẩu quà tặng và bán buôn trên thị trường Việt Nam rất có lãi, dù hiểu theo cách nào thì cạnh tranh với những người này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Họ là những đối thủ nặng ký với bạn, bạn sẽ phải có điểm khác biệt nhất định để tồn tại trên thị trường.
Ok, mọi người hiểu hơn về loại đối thủ bán buôn, bán sỉ quà tặng, đồ lưu niệm trên thị trường chưa ? Họ là những người thuộc 1 kênh phân phối có cấu trúc quy mô chắc chắn, chúng ta sẽ phải cần nguồn lực đủ mạnh và 1 khoảng thời gian đủ dài để cạnh tranh với họ.
3.2, Cửa hàng quà tặng , đồ lưu niệm bán lẻ trên phố và nông thôn
Loại đối thủ này sẽ là người cạnh tranh trực tiếp với bạn, những bài học kinh doanh cho thấy để cạnh tranh và chiến thắng họ chỉ cần dùng một số chiêu thuật trong kinh doanh là được, tất nhiên không phải là chơi xấu mà cạnh tranh công bằng.
Trên thị trường bán lẻ ở thành phố có nhiều cửa hàng quà tặng hơn so với nông thôn, nhưng shop quà tặng ở đâu không quan trọng mà vấn đề là sau khi đặt cửa hàng sẽ kiếm được bao nhiêu tiền, có tiềm năng trong tương lai hay chỉ là một cửa tiệm quà tặng “bù nhìn”. Có rất nhiều cửa hàng kiểu bù nhìn, họ kinh doanh không quá vì lợi nhuận mà mở cửa hàng để bán cho vui hoặc có lợi nhuận rất ít.
Tồn tại 2 loại đối thủ kinh doanh bán lẻ là: Cửa hàng bán quà tặng lâu năm và là lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng tại khu vực đó; Loại đối thủ thứ hai là người mới kinh doanh được 1 năm, 2 năm, những người này thường dựa vào sự đa dạng và giá cả của các món quà, đồ lưu niệm mà tồn tại trên thị trường, nhưng như bạn có nguồn lực nhiều hơn họ bạn hoàn toàn có thể đánh bật đối thủ thứ 2 này, thậm chí là đối thủ đã kinh doanh lâu dài.
Một độc giả có gửi email cho Lương nói về trường hợp thực tế mà họ đang gặp giống hệt với trường hợp cạnh tranh này. Trong thư của bạn độc giả gửi cho Lương nói cô ấy đang kinh doanh hàng tạp hóa nhưng bỗng nhiên có 1 đại lý lớn chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng mở ra và sau 15 ngày cô ấy mất hết khách vì cái đại lý lớn hạ giá bán thấp hơn giá của cô ấy, người dân tại khu đó cũng tin tưởng đại lý kinh doanh đó vì họ có quy mô lớn, bán hàng chuyên nghiệp.
Vì vậy mà bạn có thể áp dụng hình thức cạnh tranh bằng giá, mục đích loại bỏ đối thủ trong thời gian ban đầu sau đó mới tiếp tục nâng giá bán theo từng bậc để khách hàng quen.
Hiện nay Lương thấy các cửa tiệm kinh doanh quà tặng, đồ lưu niệm không lớn mà chủ yếu giới hạn kinh doanh trong diện tích khoảng 30m2-50m2, hơn nữa có nhiều cửa hàng rất hạn chế nhập hàng mới mà chờ bán hết mẫu hàng cũ rồi mới nhập hàng mới, làm thế chẳng khác nào đuổi khéo khách hàng.
Chúng ta là người kinh doanh thông minh phải luôn luôn tìm ra những điểm yếu đó của đối thủ để khắc phục và phát huy thế mạnh cho cửa hàng của mình. Chỉ cần bạn giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải thì coi như chúng ta đã thành công.
3.3, Shop quà tặng, cửa hàng lưu niệm gần trường học- Kinh doanh gì với quà
Lương đoán hầu hết mọi người đi học cấp 3, cấp 2 đều biết đến những món quà tặng, quà lưu niệm. Có người được tặng, có người mua mang tặng người khác, có người thấy bạn bè trong lớp học của mình tặng cho người khác.
Nói như vậy là Lương đang muốn nhắc đến những cửa tiệm bán quà tặng, shop quà lưu niệm có vị trí xung quanh trường học. Ở những trường học mà khu vực quanh đó phát triển , có thể bạn sẽ nhìn thấy 3-4 cửa tiệm bán quà cho học sinh, sinh viên, còn ở những nơi người dân có thu nhập thấp thì người muốn mua quà phải lên thị xã, thị trấn hoặc trung tâm xã, và nếu có thì cũng chỉ có 1 cửa hàng kinh doanh quà tặng.
Thị trường quà tặng tại khu vực gần trường học sẽ có tiềm năng nếu như mức lương, thu nhập của cha mẹ, ông bà đủ lớn để cho con cái tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt, hay tiền mùa đồ tự do.
Khi thực hiện mô hình kinh doanh này, khách hàng thực sự của bạn là học sinh cấp 2, cấp 3, sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp. Họ thường là những người tích lũy được một khoản tiền nho nhỏ từ tiền sinh hoạt mỗi ngày, và khi đến dịp sinh nhật, ngày lễ thì họ mua quà tặng bạn bè, người thân.
Loại đối thủ kinh doanh này gần giống với các shop quà tặng tại vùng nông thôn. Nhưng có 1 lưu ý, học sinh hay sinh viên thường thích những nơi mua hàng rộng rãi và có nhiều người qua lại, mà nếu như học sinh A nhìn thấy học sinh B là bạn bè của nhau đang chọn lựa một món quà bên trong shop thì chắc chắn học sinh A cũng sẽ ghé vào quán , nếu không ghé lần 1 thì lần 2 học sinh A sẽ vào.
Cạnh tranh với đối thủ theo cách kinh doanh tại khu trường học, bạn chỉ cần cố gắng giảm mức giá bán và đa dạng hóa các mẫu mã có trên kệ trưng bày của mình. Hãy cố gắng tạo ra nhiều đợt khuyến mại, giảm giá để thu hút càng nhiều học sinh qua lại cửa tiệm của bạn trong thời gian đầu.
Khi những vị khách học sinh đã quen dần cửa hàng của bạn thì họ sẽ tự khắc rủ bạn bè của mình đến mua, nhất là với những học sinh lớp trưởng, lớp phó có tiếng nói trong 1 lớp học đến cửa tiệm của bạn thì nhiều học sinh khác sẽ càng tin tưởng và đến mua quà tặng.
Như vậy để cạnh tranh trong trường hợp này, bạn phải thu hút càng nhiều học sinh đến quán càng tốt, bất kể họ mua 1 món đồ 2.000VNĐ-10.000 VNĐ hay nhiều hơn thế thì chúng ta vẫn phải thu hút. Đó là cách Pr trá hình, tận dụng nguyên tắc số đông, hiệu ứng lan truyền.
3.4, Phương pháp kinh doanh thu hút khách hàng của các cửa hàng bán đồ lưu niệm, quà tặng hiện tại
Như Lương vừa nói, chúng ta thấy thị trường có người kinh doanh bán buôn quà tặng, có cửa hàng bán lẻ, có những cửa hàng bán ở khu vực trường học, có siêu thị đồ chơi, hoặc trung tâm mua sắm thương mại, với mỗi đối tượng phân phối hàng hóa sẽ có cách bán hàng, phương pháp thu hút khách hàng theo cách riêng của họ.
Ngoài cách tận dụng nguyên tắc số đông, hiệu ứng lan truyền thì người kinh doanh quà tặng còn thường áp dụng một số cách thức như:
– Bán quà tặng trên mạng. Nhiều người không có tiền hoặc không có thời gian để mở và quản lý một cửa hàng truyền thống trên phố, thế nên họ muốn đăng sản phẩm lên mạng để tiếp cận được nhiều người mà không tốn nhiều chi phí.
Nếu bán hàng trên mạng, người kinh doanh sẽ quảng cáo, quảng bá sản phẩm trên facebook, diễn đàn hoặc lập website bán hàng. Nhưng muốn làm được điều này, người kinh doanh phải có một số kỹ năng về công nghệ thông tin, quảng cáo truyền thông, Pr báo chí…
– Bán hàng trực tiếp. Cách này thường áp dụng cho những người bán buôn, đổ sỉ quà tặng lưu niệm. Đại lý phân phối cấp 1 sẽ phải tìm kiếm những người mua buôn để bán lẻ và cử nhân viên đến tận nơi cửa hàng bán lẻ để giới thiệu sản phẩm trực tiếp..
– Bán hàng bằng shop. Cách làm này là cách chúng ta quan tâm nhất, nhưng chi phí bỏ ra để xây dựng hoặc thuê mướn 1 cửa hàng không hề dễ. Đầu tiên phải đánh giá thị trường, nhất là nhu cầu mua hàng và đối thủ cạnh tranh đang tồn tại, thị trường có tiềm năng trong tương lai dài không…
4, Những sản phẩm cạnh tranh gián tiếp- Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng lưu niệm, quà tặng
Là các mặt hàng không phải quà tặng nhưng lại là một lựa chọn khác của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng muốn mua 1 ly được làm bằng pha lê với mức giá cao nhất là 400.000 VNĐ để mang tặng cô người yêu xinh đẹp. Nhưng trước khi tới shop quà tặng của bạn, anh ta đã đi qua 1 cửa hàng vải, và anh ta cho rằng, vải cũng có thể làm quà tặng cô bạn gái được.
Thế nên anh ta quyết định không tới cửa hàng quà tặng của bạn mà tạt vào shop hàng vải để mua 1 mảnh vải may váy thật đẹp cho cô bạn gái. Nhưng sau 1 tiếng xem hàng, anh ta vẫn không chọn được mảnh mà mình mong muốn, rồi anh ta quyết định lần này sẽ đến cửa hàng quàng tặng của bạn.
Nhưng trước khi ra khỏi cửa anh ta nhìn thấy 1 đôi giày có đính hạt cườm lấp lánh thật đẹp của chị chủ tiệm vải. Anh ta hỏi chị chủ tiệm vải mua đôi giày đó ở đâu, sau khi được chỉ đường, anh ta lại không đến cửa hàng bán quà nữa mà đến cửa hàng bán đôi giày đã nhìn thấy trước đó.
Cuối cùng anh chàng quyết định mua giày, từ bỏ ý định mua bình cắm hoa pha lê và vải cũng với số tiền dưới 400.000 VNĐ. Khi mang quà tặng cô bạn gái cảm thấy rất thích thú, và thế là anh ta hài lòng mà chả thèm đoái hoài đến cửa tiệm quà tặng của bạn nữa.
Rõ ràng, anh chàng người yêu chính là vị khách tiềm năng của bạn. Nhưng anh ta không có đủ niềm tin và sự ham muốn để mua 1 chiếc bình căm hoa pha lê. Sản phẩm thuyết phục được anh ta chính là mảnh vải và đôi giày có gắn hạt cườm óng ánh.
2 Sản phẩm đó không hề liên quan đến sản phẩm quà tặng, bạn thấy điều đó đúng không nào ? Nhưng anh chàng không mua hàng như đã dự định mà mua 1 sản phẩm thay thế. Cái mặt hàng thay thế đó sẽ cạnh tranh với bạn theo một cách gián tiếp.
Cho nên khi kinh doanh bạn hãy liệt kê thật rõ ràng những sản phẩm nào sẽ cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh gián tiếp với những món quà tặng của bạn. Có danh sanh sản phẩm cạnh tranh, chúng ta sẽ tìm ra được phương pháp đối phó với người kinh doanh mặt hàng đó. Ok !
5, Phải chuẩn bị những gì để thực hiện kế hoạch kinh doanh shop quà tặng, mở cửa hàng lưu niệm
– Để kinh doanh sản phẩm quà tặng , đồ lưu niệm bạn cần một khoản vốn ít từ 100 triệu – 300 triệu đồng, tiền nhiều thì mở cửa hàng lớn, tiền ít mở cửa hàng nhỏ. Không nhất thiết phải vay một khoản vốn quà nhiều chỉ để đầu tư thật lớn, điều đấy không quan trọng.
– Thuê một cửa tiệm có diện tích ít nhất bằng 12m2, nếu có điều kiện và nhận thấy thị trường đầy tiềm năng thì bạn hoàn toàn có thể thuê cửa hàng với diện tích 17m2 để nhiều khách hàng có thể tự do đi lại mà không va trạm vào nhau, đồng thời bạn cũng dễ quan sát cửa hàng hơn, đặc biệt là để cảnh giác tình trạng mất trộm hàng hóa.
– Từ các điều tra thị trường đã làm trước đó, bạn hãy tìm ra sản phẩm nào được khách hàng ưa chuộng nhất. Ví dụ như ở khu vực thị trấn bạn tìm ra 1 thông tin là người mua quà chỉ mua tặng sinh nhật, thế thì shop quà tặng của bạn cũng phải trưng bày nhiều tặng sinh nhật.
Nhưng nếu như bạn có kết luận khách hàng ít khi mua quà lưu niệm tặng sinh nhật mà họ mua về để dùng cho chính bản thân mình 1 món đồ là chiếc vòng tay được làm từ đá quý được trạm khắc trên đó những đường nét tinh xảo, thế thì bạn hãy nhập nhiều hơn món chiếc vòng đấy.
Đó là công việc bạn phải đi tìm “Đặc sản” của cửa hàng mình, nó cũng chính điểm nhấn hay sự khác biệt tạo thành lý do để thuyết phục khách hàng đến quán của bạn lần thứ 2, thứ, 4, thứ 10, thứ n.
– Để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh quà tặng, có lời khuyên cho những người mới khởi nghiệp là chỉ nên mở tiệm với quy mô nhỏ, nhưng ít nhất cũng phải rộng từ 9-11m2. Hãy nhập những món hàng có tính trào lưu vì người trẻ ngày nay rất thích cập nhật xu hướng.
– Với khoản vốn từ 100 triệu trở lên bạn hoàn toàn có thể duy trì 1 cửa hàng với diện tích như Lương vừa nói ở thị trấn, ở vùng ngoại ô thành phố lớn hoặc ở trong thành phố nhưng không phải là nơi quá phát triển hoặc mức thu nhập cao. Ví dụ như ở Hà Nội bạn có thể mở cửa hàng quà tặng ở Quận Hà Đông, Quận Cầu Giấy, Quận Hoàng Mai…
6, Các bước thực hiện phương án kinh doanh quà tặng, đồ lưu niệm.
Để bắt đầu với mô hình kinh doanh này, đầu tiên là phải nghiên cứu thị trường. Khi đã xác định được khu vực sẽ mở cửa hàng, bạn phải chọn địa chỉ đặt shop hàng, nơi nào càng sạch sẽ, ít thi công công trình hay ô nhiễm càng tốt.
Bạn có thể chọn đặt cửa hàng ở gần trường học hoặc những nơi có nhiều học sinh, sinh viên sinh sống. Tóm lại nơi nào có nhiều người trẻ thì đó được xem là 1 thị trường khá tiềm năng.
Ngoài ra, nếu có thể bạn hãy kinh doanh cùng với sản phẩm bánh ngọt. Là bởi vì đối tượng khách hàng của 2 sản phẩm này rất gần nhau, một người có thể mua cả bánh kem và món quà lưu niệm.
Còn một vấn đề nữa mà Lương muốn nhắc mọi người, Với các sản phẩm thuộc ý tưởng này có thể bán trên mạng internet thông qua Facebook, báo điện tử, diễn đàn, trang website, đó là một kênh bán hàng hiệu quả cho mặt hàng thuộc lĩnh vực này.
Ok, Vậy là Lương đã giới thiệu đầy đủ cho mọi người về lập kế hoạch kinh doanh shop quà tặng, cửa hàng hàng đồ lưu niệm. Còn chưa rõ chỗ nào thì gửi email cho Lương hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận.
An Luong
chao ban luong , rat cam on ban ve bai viet chia se cua ban , ban co the cho minh sin so dien thoai de minh goi va hoi ban ve viec minh muo mo mot cua hang ban do luu niem , sdt cua minh 033681916
Minh muon kinh doanh ban hang luu niem …. khong biet lay hang o dau , dia chi nao ? Nho Ban lam on chi dum
Chào Lương
Mình muốn mở của hàng đồ lưu niệm nhưng gần trường học đã có 1 cửa hàng ở đó và hoạt động rất tốt. Liệu mình có nên mở 1 cửa hàng gần đó nữa không? Hoặc có thể mở ở trung tâm thị xã, gần chợ không?
Chào bạn Thanh, kinh doanh có đối thủ là điều tất yếu trong thị trường thực địa ( thị trường truyền thông), cũng là xu hướng phải trải qua đối với một loại hình kinh doanh bất kỳ. Sau khi đánh giá thị trường, nhận thấy môi trường kinh doanh có đủ lượng khách hàng tiềm năng, xác định yếu tốt đã làm tốt, chưa tốt của đối thủ cạnh tranh, trường hợp các yếu tố ccos lợi cho chúng ta, bạn có thể tiến hành mô hình bán đồ lưu niệm.
Chúc bạn thành công.
Bài viết của chị rất hay và chi tiết. rất thực tế…
mình cần thanh lí shop quà lưu niệm giá rẻ, bạn nào quan tâm thì liên hệ mình nha
0984708951
Bạn ở đâu?
Em muốn lập kế hoạch kinh doanh chi tiết về cửa hàng Sâm Hàn Quốc ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
Em muốn tư vấn về mở cửa hàng Sâm Hàn Quốc ạ?
Cung cấp ĐỒ CHƠI THEO số lượng KG
+ 170k/Kg
+ Sđt nguồn hàng: 0974 601 869
Mình cung cấp nguồn hàng là đồ chơi thường đổ buôn cho
* Đại lý đồ chơi
* Các hộ bán hàng chợ
* Đơn vị bán sạp hội
* Nhận bao giá nhập đồ chơi mở shop
Mình Sip toàn quốc nhé mn.
Chào bạn, mình đang có dự định kinh doanh cửa hàng lưu niệm/ đồ chơi trẻ em. Bạn giúp m đánh giá thị trường này với nhé!
– Shop mình dự tính ở nằm ở ngã 4 có đông người qua lại, khu dân trí phát triển (chưa cao), 2 mặt tiền rộng.
– Ngay sát là 1 trường mầm non tư thục (khoảng 100 trẻ)
– Trong bán kính 1-5km là có thêm 1 trường mầm non, 3 trường cấp 1 cấp 2. Tuy không gần trường nhưng hàng ngày học sinh đi lại nhiều
– Dân cư chủ yếu là trẻ, nhiều học sinh, gia đình có con nhỏ.
– Xung quanh khu đó chưa có cửa hàng nào kinh doanh về mặt hàng này, tuy nhiên trong bán kính 5km thì có siêu thị và chợ/ cửa hàng lâu năm kinh doanh về loại hình này.
Do vậy mình đang dự tính sẽ mở 1 cửa hàng kinh doanh đồ chơi và hàng hóa lưu niệm.
Và với vị trí đặt cửa hàng bây giờ, nếu m xây cửa hàng lên và đầu tư ban đầu sẽ cần khoảng 500 triệu. Và tiền này là nhờ tiết kiệm và vay của bố mẹ.
Vậy bạn đánh giá giúp mình thị trường này, và m có nên đầu tư số tiền lớn như vậy không? Cám ơn bạn!
mình muốn lấy hàng thì sao bạn?
Mình sống ở nông thôn nhưng cũng muốn mở cửa hàng lưu niệm liệu có kinh doanh được không??
Sản phẩm quà tặng lưu niệm là mặt hàng đáp ứng nhu cầu giải trí tinh thần. Nếu người tiêu dùng trên khu vực nông thôn của bạn có trình độ dân trí cao, chú trọng cuộc sống tinh thần, điều kiện kinh tế tốt, quy mô thị trường đủ lớn thì hoàn toàn có thể bán sản phẩm là quà tặng lưu niệm. Thông thường, mở 1 cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm từ những nơi phát triển như thị trấn trở lên sẽ ổn định và có tiềm năng cao hơn. Cảm ơn bạn!
Bạn phân tích giúp mình ưu và nhược điểm nếu mở cửa hàng lưu niệm ở khu chung cư vài nghìn người?
đây là câu hỏi có nội dung trả lời dài và cần nghiên cứu thực địa thị trường bạn ha. Nên Lương không trả lời hết cho Hà An trong phần comment này được. Tuy nhiên Lương có thể nêu ra đây 2 ưu điểm và nhược điểm cơ bản, trong kinh doanh quà tặng hoặc shop bán hàng lưu niệm tại khu vực chung cư đó là:
– Ưu điểm- Trình độ dân trí cao, người dân chú trọng đời sống tinh thần do vậy đây là ưu điểm cơ bản của khu vực chung cư vài nghìn người đối với mặt hàng quà tặng, shop hàng lưu niệm;
– Nhược điểm- Mục đích của sản phẩm quà tặng nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, giải trí, đáp ứng sự lãng mạn. Trong khi khu vực Chung cư không phải nơi lãng mạn, nơi vui chơi giải trí, thậm chí nó là nơi ảm đạm nhất của thành phố vì nó chỉ tồn tại về đêm ( khi mọi người tan sở đi làm về).
Tạm thời thì Lương chỉ cho bạn Hà An 2 yếu tố này trong câu hỏi của bạn. Cụ thể hơn thì khi có thời gian Lương sẽ phân tích chủ đề này cho bạn và mọi người tìm hiểu. Đây là chủ đề dài.