Làm sao để chọn nghề phù hợp với tính cách.

 

Làm sao để chọn nghề phù hợp với tính cách
Làm sao để chọn nghề phù hợp với tính cách

Nghề nghiệp sẽ gắn bó với một người cả đời. Chọn nghề chính là chọn tương lai. Đó là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cuộc đời của mỗi người. Chọn nghề đúng là khởi đầu tốt và vững chắc, ngượi lại là lựa chọn tương lai không an toàn.

Vậy làm sao đẻ chọn nghề phù hợp với tính cách? Khôngphải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Khi bắt đầu quá trình chọn nghề các bạn cần trả lời được các câu hỏi bạn thật sự yêu thích gì? Bạn có phù hợp với nó hay không? Và nghề bạn lựa chọn có hướng phát triểntrong tương lai hay không?

Đầu tiên, bạn nên tập trung vào điều mà bạn yêu thích, tránh bị ảnh hưởng, dao động bởi những áp đặt, định kiến của người xung quanh, xu hướng của thị trường nghề nghiệp hiện tại. Bên cạnh đó các bạn cần dựa vào trình độ, năng lực học tập, điều kiện gia đình để chọn nghề phù hợp với tính cách.

1/ Tìm hiểu sở thích, tính cách và năng lực cá nhân.

Sở thích cũng là một yếu tố quyết định đến định hướng nghề nghiệp. Nó giúp các bạn làm việc một cách vui vẻ, hăng say hơn. Đối với vấn đề xác định sở thích dường như là điều đơn giản đối với mỗi người. Tuy nhiên nó cũng có những băn khoăn nhất định.Trường hợp người có quá nhiều sở thích và không biết mình nên thsich cái gì là chính. Hoặc người không có sở thích gì đặc biệt. Một điều nữa là nhiều người băn khoăn chọn nghề theo sở thích nhưng không đủ năng lực thì làm thế nào? Nên ngoài tính cách, sở thích thì cần tìm hiểu thêm về năng lực của bản thân để có định hướng nghề nghiệp thích hợp. Steve Jobs có một câu nói rất nổi tiếng đó là: “Cách duy nhất để bạn đạt được đến thành công tột độ là yêu thích những gì bạn làm”. Đúng vậy, thực tế có nhiều người đã thành công bằng niềm đam mê và yêu thích của họ. Tuy nhiên, sẽ là điều hối tiếc nếu các bạn lựa chọn sai nghề vì sở thích và đam mê không phù hợp với năng lực. Nếu không đủ năng lực thì trên con đường học và phát triển nghề sẽ gặp những khó khăn, dễ làm bạn nản chí. Nên việc xác định nghề không chỉ hợp với tích cách, sở thích mà còn phù hợp với năng lực.

Nếu chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn hoặc theo bạn bè người yêu thì có khả năng sau này nghề đó ổn nhưng bạn không thực sự yêu thích. Nếu làm một việc mà bản thân không thích sẽ khó để theo đuổi đến cùng. Nếu chọn nghề đang “hot” ở thời điểm hiện tại thì bạn nên tìm hiểu sự bền vững của nó theo thời gian. Liệu 3 hay 4 năm sau nghề này còn có cơ hội để phát triển hay không, thị trường việc làm có đáng mong đợi không? Bên cạnh đó các bạn cần tránh trường hợp chọn nghề theo tính cách và sự yêu thích nhưng bản thân không đủ năng lực và điều kiện để theo đuổi….

Sở thích của các bạn là gì? Đó cũng là những điều bạn cần xác định khi định hướng nghề nghiệp. Sở thích, đam mê được hình thành một phần bởi tính cách, hiểu rõ tính cách của bản thân như thế nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình chọn nghề.

Không có tính cách nào là đúng hay sai. Chỉ có phù hợp hay không với nghề bạn chọn. Nếu bạn hiểu rõ được tính cách của bản thân thì sẽ định hình được những sở thích và đam mê và biết cách xây dựng nên nền ảng hướng nghiệp vững chắc ngay từ sớm.

Để định hình sở thích, đam mê các bạn nhất định phải đánh giá thật chính xác về tính cách, năng lực cuả mình. Việc hiểu về tính cách sẽ giúp bạn lựa chọn được nghề nghiệp yêu thích. Nếu bạn là một người hướng nội thì sẽ thích hợp với những công việc, nghề nghiệp ít giao tiếp, tập trung vào tay nghề, chuyên môn…. Nếu là người hướng ngoại thì thì thích hợp với các nghề đòi hỏi sự năng động, giao tiếp nhiều,… Tuy nhiên không có một mẫu số chung nào cho nghề nghiệp của người hướng nội hoặc hướng ngoại. Bởi thật sự, con người luôn tồn tại tổng hợp hai kiểu hướng nội và hướng ngoại.

Tìm hiểu về năng lực của mình cũng là điều cần thiết để lựa chọn nghề thích hợp với bản thân. Năng lực, trình độ có thể dựa vào kết quả học tập hoặc các bạn có thể làm thêm các bài test trắc nghiệm EQ,IQ từ các chuyên gia tư vấn để xác định rõ năng lực của cá nhân. Việc xác định được năng lực cá nhân kết hợp với tính cách, sở thích sẽ giúp các bạn lựa chọn được nghề nghiệp phù với tính cách để phát triển trong tương lai.

Đồng thời, các bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề nghề yêu thích và nghề có thể chấp nhận được khi không đủ năng lực để lựa chọn nghề yêu thích. Chỉ cần phù hợp với tính cách và năng lực thì khả năng phát triển sẽ cao. Không nhất thiết phải chạy theo nghề bạn yêu thích khi không đủ khả năng và nghề đó không có sự phát triển trong tương lai. Trường hợp bạn chọn được một nghề phù hợp với sở thích, tính cách và năng lực nhưng nghề này lại không có nhiều triển vọng ở hiện tại. Vậy thì các bạn nên suy tính về thời điểm 4, 5 năm sau thì nghề này sẽ như thế nào. Để chọn được nghề phù hợp không chỉ mỗi bản thân bạn có thể quyết định, hầu hết đều nhờ vào sự tư vấn của chuyên gia hướng nghiệp hoặc người có kinh nghiệm.

 >>Ý tưởng định hướng nghề nghiệp theo tính cách

2/ Tìm hiểu về yêu cầu, tính chất của nghề.

Để chọn nghề phù hợp với tính cách, bạn không chỉ hiểu về sở thích, tính cách, năng lực của mình mà còn cần hiểu về yêu cầu, tính chất của nghề qua các bước hướng nghiệp.

Muốn chọn nghề phù hợp với tính cách, các bạn cần chú ý đển bước hướng nghiệp. Bản thân các bạn nên có sự chủ động trong khâu hướng nghiệp hoặc tham khảo ý tiến khách quan từ các chuyên gia tư vấn đề có nền tảng hướng nghiệp cho bản thân.

Điều không kém quan trọng là sự hiểu biết của bạn về nghề  nghiệp. Trong những ngành nghề cơ bản, bạn phải hiểu biết về yêu cầu của nghề, tính chất, triển vọng, đầu ra của nghề trong 5 đến 10 năm nữa cũng như những ưu, nhược điểm của nghề. Bên cạnh đó, các bạn nên hình dung về môi trường làm việc, thách thức nghề nghiệp của nghề mình lựa chọn. Với những khó khăn đó bạn có sẵn sàng đương đầu để vượt qua hay không? B iết rằng với kiến thức của một số bạn thì chưa thể hoàn toàn hiểu biết hết nhiều loại nghề nghiệp. sau đây là những thông tin cần thiết các bạn có thể tìm hiểu để nắm rõ về nghề như:

* Tên nghề và các chuyên môn trong nghề. Ví dụ, ngành Sư phạm sẽ có sư phạm mầm non, tiểu học, trung học cơ sỏ, phổ thông thì bao gồm nhiều chuyên ngành nhưu giáo viên Toán, Văn,…

* Nội dung và tính chất lao động của nghề. Ví dụ với ngành y tế, nó đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu về khám, chữa bệnh, cứu người mang tính chất cấp thiết. Nó đòi hỏi sự cẩn thận, quan sát, quyết định chính xác và nhanh nhẹn trong xử lí vấn đề. Nhưng nghề pha chế lại đòi hỏi những kiến thức về thực phẩm, các loại thức uống mang tính chất nghệ thuật hơn. Nó đòi hỏi về vị giác, khứ giác nhiều hơn.…

* Những điều kiện để tham gia hoạt động trong nghề. Ví dụ một số ngành đỏi hỏi bằng đại học, cao đẳng, nhưng một số nghề lại không, chỉ cần bạn co chứng chỉ nghề và tay nghề là có thể hoạt động nghề nghiệp. Thậm chí có một số nghề yêu cầu về ngoại hình, hoàn cảnh gia đình,…

*  Những nơi có thể học nghề. Nghề đó được đào tạo ở đâu? Bạn cần làm gì để học được nghề đó,..đó là những điều bạn cần biết.

* Môi trường, vị trí việc làm sau khi hoàn thành nghề. Đây là điểm quan trọng các bạn cần tìm hiểu khi lựa chọn nghề nghiệp. Bởi môi trường làm việc góp vào 50% sự gắn bó của các bạn đối với nghề.

Các bạn có thể tìm hiểu nó trên mạng internet hoặc tìm kiếm lời khuyên, thông tin từ những chuyên giá, người có kinh nghiệm trong nghề đó.

 

 

Trả lời