Tiền vẫn thường là nguyên nhân hàng đầu của sự căng thẳng, nó khiến chúng ta mất ăn mất ngủ lo lắng hơn bất cứ việc gì. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề do tiền gây ra? Đó là dù giàu hay nghèo thì nhất thiết bạn phải có được 3 khoản tiết kiệm căn bản dưới đây.
1.Tiết kiệm để không phải vay nợ gấp
Khoản tiền tiết kiệm dùng trong các trường hợp khẩn cấp và để chi trả lãi suất cho những khoản vay nợ lớn như mua nhà, mua xe, sửa nhà, chữa bệnh,…. Để có thể thực hiện được điều này bạn cần có một kế hoạch tiết kiệm cho từng tháng, số tiền đó sẽ được bỏ riêng ra khỏi chỗ tiền chi tiêu hàng tháng. Bạn có thể cất giữ trong két sắt hay tốt nhất lập một sổ tiết kiệm và gửi vào trong đó.
Nhưng con số đó là bao nhiêu? Thật khó có thể đưa ra câu trả lời đúng với từng hoàn cảnh của mỗi người. Theo người phát ngôn của Qũy quốc gia về tư vấn tín dụng thì bạn nên trích ra 10% tiền lương hàng tháng để lập quỹ tiết kiệm khẩn cấp.
Khi bạn đã đạt được mục tiêu mình đề ra, thì có thể ngừng gân quỹ và chỉ cần bảo vệ quỹ đó không bị thâm hụt. Sau khi sử dụng hết bạn lại tiếp tục gây quỹ như thế. Không chỉ có cá nhân mà mỗi gia đình nên có một quỹ tiết kiệm khẩn cấp để có thể sử dụng ngay khi cần thiết.
2. Tiết kiệm chuẩn bị cho việc nghỉ hưu
Không có nhiều người quan tâm đến vấn đề này, họ đang thiếu sự chuẩn bị cho việc nghỉ hưu vì họ không có một đồng xu nào cho những ngày tháng ở nhà không lương. Với nhiều người đang đi làm và đóng bảo hiểm thì họ xem tiền đóng bảo hiểm chính là quỹ tiền hưu trí an toàn.
Trên thực tế, khoản tiền bảo hiểm có mức đóng khác nhau nếu bạn đóng ở mức cao thì không nói làm gì nhưng nếu ở mức thấp không có gì là đảm bảo số tiền đó đủ để bạn có thể hưởng thụ cuộc sống về già mà không phải lo nghĩ về tiền. Không những thế nhiều người còn phải chi trả cho bệnh tật.
Vì thế ngay từ bây giờ bạn hãy lập một quỹ tiết kiệm hưu trí. Số tiền đó có thể bắt đầu sớm ngay từ tháng lương đầu tiên hoặc bắt đầu từ độ tuổi 25. Bạn càng có những khoản tiết kiệm sớm thì bạn càng dễ dàng nhân đôi giá trị tích lũy tiền lên theo thời gian. Hãy lập ra mục tiêu của riêng mình, đến năm 30 tuổi, 40 tuổi… thì số tiền tiết kiệm phải là bao nhiêu.
Cũng giống như khoản tiết kiệm trên, thì bạn nên trích ra khoảng 10% tiền lương hàng tháng để gây quỹ. Theo thời gian mức sống cũng như đồng lương có thể được nâng cao nhưng hãy cố gắng đừng bỏ qua ý định tăng mức tiết kiệm lên nhé.
Nếu sống ngày nào biết ngày ấy, kiếm tiền ngày nào tiêu hết ngày ý thì về sau cuộc sống sẽ rất chật vật. Khi lập gia đình, các bạn có nhiều khoản phải chi tiêu hơn nhưng cũng đừng vì thế mà gác lại và lãng quên khoản tiết kiệm này nhé.
3. Tiết kiệm cho cá nhân
Chúng là số tiền được sử dụng vào các việc riêng khác ngoài việc an dưỡng tuổi già, chữ bệnh, mua xe, mua nhà…Bạn có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm đó để đi du lịch, đi chơi, làm đẹp… Để có được khoản tiết kiệm này còn tùy vào thu nhập cũng như nhu cầu cá nhân của bạn.
Số tiền tiết kiệm này bạn có thể bỏ vào lợn đất, sau khoảng một năm bạn có thể đập lợn và kiểm tiến. Nếu có dự định trước đó như đi du lịch thì bạn có thể cân đối phần chi tiêu và tiết kiệm của những tháng gần nhất để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu nhé.