Là một tỷ phú nổi tiếng thế giới Bill Gates vẫn duy trì tính kỷ luật dành cho các con. Ông cho rằng đó là điều cần thiết để giúp các con thành công và rèn luyện kỷ luật thép. Những thói quen từ lúc nhỏ sẽ giúp cho sự phát triển sau này của trẻ. Đặc biệt, ông luôn muốn giáo dục con theo cách bình thường nên tính kỷ luật luôn được đặt lên hàng đầu.
Tự kỷ luật bản thân là gì?
Ngay từ những năm đầu đời, chúng ta luôn được dạy những kỹ năng cơ bản để sinh tồn. Trong đó, tính kỷ luật sẽ giúp bạn dễ thành công hơn trong cuộc sống. Con người đặt ra tính kỷ luật giúp bản thân nghiêm khắc với các mục tiêu đã đề ra. Nhờ tính kỷ luật cao con người quyết tâm hoàn thiện bản thân và vượt qua những khó khăn. Ngày nay tính kỷ luật luôn được đề cao, kỷ luật với bản thân, với tổ chức là một đức tính vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, ngoài sức ảnh hưởng đối với bản thân, tính kỷ luật có thể lan tỏa đến những người xung quanh. Khi làm việc với tính kỷ luật cao bạn sẽ được người khác tôn trọng. Trong một cộng đồng, người có tính kỷ luật sẽ đi làm đúng giờ, tuân thủ giờ giấc, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thông thường họ sẽ dễ thành công hơn người khác. Thomas Edison là người được biết đến là cha đẻ của hàng loạt phát minh vĩ đại thế giới, ông đã từng chia sẻ rằng: “Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân, không tuân thủ kỷ luật của tập thể. Họ sống ích kỷ, lười biếng, né tránh khó khăn, tắt trách trong công việc… bị khinh chê và thất bại trong cuộc sống”.
Sức mạnh của kỷ luật bản thân?
Khi bạn có cho mình đức tính kỷ luật bạn sẽ dần yêu thương bản thân nhiều hơn. Khi đã tôn trọng bản thân mình thì bạn sẽ biết cách tôn trọng người khác. Kỷ luật nghiêm khắc, giúp bạn hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là cách giúp bạn trưởng thành, và thành công hơn.
Tính kỷ luật sẽ giúp bạn tạo ra một nguồn năng lượng mới, tích cực để khi bạn rơi vào trong bất kì hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể vượt qua. Đặc biệt, đó là sự tín nhiệm của mọi người dành cho bạn.
Bạn có kế hoạch rõ ràng nhưng vẫn luôn cần tính kỷ luật để thực hiện nó. Khi mọi việc đã vào guồng quay bạn luôn cảm thấy tinh thần thoải mái, cơ thể không phải làm việc quá sức, bởi bạn luôn tự giác hoàn thành công việc trước khi quá muộn.
Làm thế nào để bản thân tuân thứ kỷ luật?
Để rèn luyện kỷ luật thép cho bản thân không phải là điều dễ dàng mà ngày 1 ngày 2 có thể làm được. Được biết đến là chìa khóa đầu tiên để thành công, tính kỷ luật cũng cần phải được luyện tập hằng ngày. Không ai muốn vừa giỏi và vừa giàu mà không rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân. Người ta thường nói rằng: “Mọi thứ thường khó ở giai đoạn đầu , rối rắm giai đoạn giữa và tuyệt vời ở giai đoạn cuối cùng”. Do đó, sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu nếu không có bắt đầu từ việc rèn luyện thói quen.
Để tính kỷ luật trở thành thói quen, trước hết bạn cần xây dựng từ những thói quen tưởng chừng đơn giản này.
Kỷ luật trong suy nghĩ: Hãy tập suy nghĩ rõ ràng về một vấn đề nào đó. 30 phút đến 1 giờ là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể suy ngẫm một cách nghiêm túc về những dự định tương lai phía trước. Điều này giúp bạn hoạch định rõ ràng các kế hoạch và phấn đấu thực hiện chúng trong thời gian tới. Lúc này bạn có thể đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.
Nghĩ trên giấy: Bạn không thể nhớ hết được những gì bạn sẽ làm trong một thời gian dù ngắn hay dài. Hãy tập thói quen viết chúng ra giấy để sắp xếp công việc một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Khi viết ra giấy, bạn có thể suy nghĩ một số khiá cạnh khác mà bạn chưa hề nghĩ tới trước đó. Việc viết ra giấy giúp bạn tư duy nhiều hơn và tập trung hơn rất nhiều.
Điều quan trọng là bạn có dám thay đổi cách mà trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ đến hay không?
Tính kỷ luật xuất phát từ những mục tiêu hằng ngày. Mỗi ngày bạn dành cho mình từ 5 – 10 phút để có thể lên kế hoạch cho ngày, tháng, năm. Việc này được làm liên tục, lặp đi lặp lại sẽ giúp ích cho bạn trong việc vận hành bản thân theo khuôn khổ đã được đặt ra và khó có thể thay đổi.
Kỷ luật trong việc quản lý thời gian hằng ngày: Bạn không thể để thời gian trôi qua một cách lãng phí. Cài đặt cho bộ não một lịch làm việc cụ thể để mọi việc được suôn sẻ là điều vô cùng cần thiết. Đừng bắt đầu một ngày làm việc uể oải bằng suy nghĩ không biết bắt đầu từ đâu và phải làm những gì. Không rõ ràng, thiếu mục tiêu sẽ làm cho bộ não của bạn không được thiết lập thói quen một cách nghiêm túc.
Kỷ luật về sự dũng cảm: Sợ hãi thất bại, không dám đứng lên để thể hiện bản thân, đó là lúc bạn chưa thực sự bước ra khỏi vùng an toàn. Hãy tập cho mình một kỷ luật để bản thân dũng cảm trước những điều mà trước đây mình từng sợ như: gọi một cuộc điện thoại, sợ giao tiếp…
Kỷ luật về giữ gìn sức khỏe: Sức khỏe gồm có 3 yếu tố cơ bản như: Thói quen ăn uống, thói quen luyện tập và giao tiếp với bản thân. Thói quen ăn uống cần phải được duy trì để có được một cơ thể khỏe mạnh. Điển hình như không nên ăn sau 6 – 7 giờ tối, hạn chế ăn đồ ngọt và chất béo có hại cho sức khỏe, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả. Ngoài ra bạn nên dành thời gian để luyện tập thể thao hằng ngày từ 10 – 15 phút. Đừng quen giao tiếp với bản thân để cảm nhận được mình đang cần điều gì.
Nếu trước đây bạn không giỏi về điều gì, thì hãy cố gắng thiết lập mục tiêu, dùng kỷ luật để thực hiện chúng. Rèn luyện tính kỷ luật bạn có thể áp dụng nguyên tắc kỷ luật bản thân với 5 thói quen kỷ luật nhất định phải rèn luyện.
Tự nhận thức: Kỷ luật là cách mà bạn xây dựng hành động một cách tốt nhất. Bạn phải biết được mình cần và thiếu điều gì, để từ đó xác định đúng mục tiêu và hướng đi cho riêng mình. Dành thời gian để tìm hiểu bản thân, đặt mục tiêu là những điều mà bạn có thể xây dựng tính kỷ luật từ những viên gạch đầu tiên.
Nhận thức có ý thức: Hãy là người phát hiện được những việc kỹ luật và vô kỷ luật của bản thân. Rèn luyện tính kỷ luật, đôi khi bạn sẽ phát hiện ra bản thân mình sẽ mắc phải những vấn đề, hành động vô kỷ luật. Khi bạn phát hiện ra chính là lúc bạn nhận thức được và điều chỉnh hành vi cho đúng với mục tiêu của mình.
Quyết tâm áp dụng kỷ luật: Nếu chỉ vạch ra được kế hoạch mà không có sự quyết tâm để thực hiện thì ước mơ, mục đích của bạn luôn nằm trên giấy. Nếu muốn nhìn thấy kết quả bạn phải hành động ngay từ bây giờ. Quyết tâm thực hiện từ những điều nhỏ bạn sẽ có động lực tiến lên những điều lớn lao hơn.
Can đảm: Đẻ đưa bản thân vaò kỷ luật là vô cùng khó khăn. Có người phải rèn luyện từ nhỏ, nên tính kỷ luật gắn liền với sự cam đảm trong chính con người bạn. Đừng tự an ủi bản thân bằng cách dối lòng rằng việc đó rất dễ nhưng trên thực tế đầy khó khăn. Bạn hãy trang bị cho mình sự cam đảm để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Tự hướng dẫn bản thân: Đôi khi bạn phải lắng nghe bản thân để biết mình đang suy nghĩ gì, để tự khuyến khích, an ủi bản thân trong những lúc vui buồn trong cuộc sống.