Mỗi ngày nên tiết kiệm bao nhiêu tiền (cách cất tiền tiết kiệm) là đủ?

 

 

Mỗi ngày nên tiết kiệm bao nhiêu tiền (cách cất tiền tiết kiệm) là đủ
Mỗi ngày nên tiết kiệm bao nhiêu tiền (cách cất tiền tiết kiệm) là đủ

Mỗi ngày nên tiết kiệm bao nhiêu tiền để giàu có? Có cách tiết kiệm tiền để làm giàu không?  Tiết kiệm là một hoạt động được nhiều người thực hiện trong cuộc sống hằng ngày để tích lũy tiền bạc làm giàu. Nhưng tiết kiệm bao nhiêu tiền thì đủ là băn khoăn của nhiều người khi muốn tiết kiệm. Để  học cách tiết kiệm tiền bạc và cách cất tiền tiết kiệm như thế nào cho hợp lý, bạn cần biết được những nguyên tắc tiết kiệm tiền theo từng ngày, từng tuần, từng tháng dựa trên phân tích thu chi của bản thân. Sau đây sẽ là một số ý giúp bạn hiểu hơn làm sao để tiết kiệm và cần tiết kiệm bao nhiêu.

  1. Nên tiết kiệm bao nhiêu để đảm bảo cuộc sống ổn định, làm giàu?

Tiết kiệm tiền mỗi ngày nên tiết kiệm bao nhiêu? Thực tế không có chuẩn tiết kiệm tối thiểu, cũng không có bất kì quy định nào về số tiền cố định cần tiết kiệm cho mỗi người. Nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, bạn không nên tiết kiệm dưới 10% tổng thu nhập của mình. Không có con số chính xác nhưng có một số ý kiến cho rằng bạn tiết kiệm càng nhiều càng tốt, tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập tối thiểu phải lớn hơn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng khoản thu nhập đó trên 1 năm(rơi vào khoảng 6%- 8%/ năm). Bạn tiết kiệm càng nhiều thì càng tốt.  Như vậy, bạn cần hiểu rằng không có mức tiết kiệm tối thiểu chỉ có mức tiết kiệm tối đa. Nó tùy thuộc vào thu nhập và chi tiêu của mỗi người.

Đó là số tiền tiết kiệm theo từng ngày, vậy nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tuần, mỗi tháng?  Cách tiết kiệm tiền theo tuần, theo tháng tốt nhất mà các chuyên gia khuyên là trên 15% tổng thu nhập mỗi tháng của bạn. Nếu con số tiết kiệm cảu bạn dưới mức 15% tổng thu nhập mỗi tháng thì quá ít và có nhiều rủi ro tài chính cho tương lai. Vì vậy bạn nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt và nên học cách tiết kiệm từ sớm. Nếu là học sinh, sinh viên chưa có khoảng thu nhập thì mỗi ngày tiết kiệm 10 nghìn, đây là cách để dành tiền tiết kiệm cho học sinh, sinh viên hiệu quả giúp bạn có một khoản chi tiêu kha khá vào mỗi tháng và là nền tảng tốt cho việc tích lũy tiền về sau.

Cũng theo các chuyên gia tài chính, bắt đầu từ 25 tuổi trở lên bạn phải có mức tiết kiệm cao hơn 20% tổng thu nhập và số tiền tiết kiệm cần tăng lên theo thời gian. Con số lý tưởng để tiết kiệm đến năm 30 tuổi cần gấp đôi tổng thu nhập của tuổi đó, gấp 3 lần vào năm 40 tuổi và gấp 6 lần năm 50 tuổi. Bạn có thể hiểu như thế này, nếu tổng thu nhập năm bạn 30 tuổi là 100 triệu thì lúc đó bạn cần có 200 triệu tiền tiết kiệm. Tương tự với năm 40 đến 50 tuổi. Khoảng tiền tiết kiệm này không bao gồm số tiền mua nhà mua xe, mà là khoản tiền nhàn rỗi, dùng để dự phòng cho những biến cố trong tương lai. Nếu bạn muốn mua xe ô tô hoặc nhà thì cách tiết kiệm tiền để mua xe ô tô, mua nhà  hiệu quả nhất là đừng để số tiền tiết kiệm nằm im trong túi hãy dùng tiền để sinh ra tiền. Bạn nên dành 50% số tiền tiết kiệm của mình để đầu tư sinh lời.

Mỗi người sẽ dành 50% thu nhập hàng tháng cho các khoản chi tiêu thiết yếu của bản thân và gia đình, từ 20% đến 30% thu nhập dùng cho các khoản phí phát sinh và từ 20% – 30% thu nhập còn lại bạn sẽ tiết kiệm. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào mức thu nhập và mức sống của mỗi vùng miền. Vậy mỗi tháng bạn cần có bao nhiêu tiền thì mới đủ các khoản đó?  Nếu mỗi tháng nếu bạn kiếm được từ 6-8 triệu thì bạn sẽ có mức tiết kiệm trung bình từ 1.5 đến 3 triệu đồng. Như vậy mỗi năm bạn có thể tiết kiệm được từ 20 đến 40 triệu đồng với mức lương dưới 10 triệu. Điều này là tính trên lý thuyết thu chi cho một người, còn nếu bạn dã lập gia đình và cần chi tiêu cho cả nhà thì những khoản trên sẽ có sự thay đổi tùy vào các loại chi phí. Nếu bạn có thu nhập khá  trong một tháng, thì mỗi năm bạn có khả năng tiết kiệm từ  30 – 60 triệu đồng. Vậy thu nhập khá là bao nhiêu? Mức thu nhập khá thường dao động từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Nếu mức thu nhập cao hơn thì bạn sẽ có thể tiết kiệm nhiều hơn.

Đến đây nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết số tiền tiết kiệm cần có bao nhiêu để đảm bảo những rủi ro trong cuộc sống sau này. Có thể bạn đã từng nghe qua mức lương tối thiểu vùng, dựa trên mức lương tối thiểu vùng này để chi tiêu cho những chi phí cơ bản thì mỗi năm bạn cần 36 – 48 triệu để chi tiêu cho mức sống. Bởi hiện nay Việt Nam có 4 mức lương tối tiểu vùng, thấp nhất là 3.070.000 đồng và cao nhất là 4.020.000 đồng.  Như vậy để có khoản thu nhập thụ động tương đương mức chi tiêu tối thiểu, mỗi người cần tiết kiệm ở mức 462 – 620 triệu đồng tùy từng vùng sống vức lãi suất 7%/ năm để đủ chi tiêu trong vòng 1 năm nếu bạn không có thêm thu nhập trong năm đó hoặc xảy ra những biến cố. Như vậy nếu mức lương của bạn trên 10 triệu đồng 1 tháng  và tiết kiệm mỗi tháng từ 2 đến 3 triệu thì bạn cần khoảng  10 đến 20 năm để đạt đến trạng thái không lo lắng về chi phí sinh hoạt nếu nghỉ việc trong 1 năm. Khoảng thời gian này cũng có thể rút ngắn hơn nếu bạn gia tăng tỷ lệ tiết kiệm trên mức thu nhập và tăng tổng thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên khoảng  thời gian này sẽ kéo dài hơn nếu thu nhập của bạn từ 6 đến 10 triệu. Theo tính toán này thì đây là mức tiết kiệm của 1 người. Nếu để tiết kiệm cho cả gia đình hai vợ chồng và 1 con nhỏ thì mức tiết kiệm này tối thiểu phải từ 900 triệu trở lên.

>>Các ý tưởng tiết kiệm tiền cho người thu nhập ít và thấp
  1. Bí quyết tiết kiệm.

Để có cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình, bạn cần có bí quyết tiết kiệm phù hợp.

  • Sức mạnh của tiền lẻ.

Thông thường, bạn có xu hướng chỉ cất giữ tiền chẵn mà không để ý đến tiền lẻ nên hay bó quên nó, vứt lung tung hoặc có tâm lý tiêu cho gọn ví thì là một sai lầm. Mặc dù tiền lẻ có giá trị nhỏ nhưng tích góp lại sẽ là một số tiền không hề nhỏ. Nếu chưa tin hãy thử tiết kiệm số tiền lẻ 2 nghìn, 5 nghìn, 10 nghìn trong một tháng, bạn sẽ khá bất ngờ đấy.

  • Sử dụng dịch vụ tiết kiệm tự động từ tài khoản lương.

Bạn có thể  học cách tiết kiệm tiền lương bằng dịch vụ tiết kiệm tự động từ tài khoản lương. Hàng tháng, các ngân ahngf sẽ tự động trích vào tài khoản tiết kiệm một khoản tiền tương ứng từ 10% đến 20% thu nhập hàng tháng. Cách tiết kiệm tự động này giúp bạn luôn luôn có một khoảng tiết kiệm tự động mà không lo lắng sẽ quên hay vì một lý do khách quan nào đó.

  • Lập kế hoạch chi tiêu

Hãy đặt ra một hạn mức chi tiêu cho bản thân và gia đình bằng một bảng kế hoạch chi tiêu cụ thế. Nếu bạn không lên kế hoạch chi tiêu cho hàng tháng thì sẽ khó để quản lý tài chính cá nhân. Cũng bởi nhiều người không có cách quản lý tài chính hiệu quả mà họ thường xuyên gặp khó khăn trong việc tiết kiệm, thậm chí còn thiếu hụt cả chi tiêu. Đó là lí do tại sao nhiều người lương dưới 10 triệu vẫn có thể tiết kiệm mỗi tháng từ 1 đến 2 triệu, nhưng người lương trên 10 triệu lại không đủ chi tiêu và thường băn khoăn lương 12 triệu cao hay thấp. Vì vậy việc liệt kê lại những khỏan chi tiêu bạn đã tiêu trong ngày và ước tính những khoản chi tiêu tiếp theo của những tiếp theo trong tuần giúp bạn có thể kiểm soát được việc chi tiền và dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính, thực hiện kế hoạch tiết kiệm hợp lí.

  • Hãy thanh toán bằng tiền mặt hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ khiến bạn dễ dàng chi tiêu tùy hứng cho một món đồ nào đó được giảm giá hoặc một thứ gì đó khiến bạn thích ngay tức thì sau khi nhìn thấy nó, mặc dù những món đồ đó là không cần thiết. Việc sử dụng tiền mặt se hạn chế những lần mua sắm tùy hứng này bởi có thể tiền mặt trong ví bạn không đủ để mua ngay lúc ấy nên bạn có thời gian để đăn đo, suy nghĩ. Phần lớn trong những trường hợp đó, sau khi đã nghĩ kĩ bạn sẽ không mua món đồ ấy.

Trên đây là những phân tích về số tiền cần tiết kiệm và sơ lượt một số mẹo tiết kiệm tiền giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng tiết kiệm của bản thân.

Trả lời