Trong tiếng Việt, có rất nhiều thành ngữ tục ngữ vốn nghĩa gốc là một thành ngữ tiếng Hán, có lẽ đã được lưu truyền từ nghìn năm trước, gọi là các thành ngữ Hán Việt, hoặc Hán Nôm. Việc lý giải và hiểu nghĩa của những thành ngữ này, nếu như đối với những người chưa bao giờ tiếp xúc hoặc những người không am hiểu về từ Hán Việt có lẽ sẽ hơi khó khăn.
Để hiểu nghĩa của những thành ngữ này, chúng ta cần có vốn từ vựng phong phú, hiểu nghĩa của từng từ trong thành ngữ đó, sau đó có thể lý giải và ghép lại thành câu hoàn chỉnh.
Thành ngữ hôm nay chúng ta tìm hiểu là thành ngữ “Bất di bất dịch”.
Bất, trong tiếng Trung là “不“ tức là không. Từ này khác với từ “没” cũng có nghĩa là không trong tiếng Trung. Từ “不“ được hiểu là bây giờ không và tương lai cũng không, còn “没” có thể hiểu là chưa, tức là bây giờ không nhưng tương lai thì có thể thay đổi.
Di, trong tiếng Trung là “移“ di trong từ di chuyển.
Trung quốc có một thành ngữ có ý nghĩa tương đương với thành ngữ bất di bất dịch, đó là “不移不动”, dịch theo Hán Việt là “Bất di bất động”, thật ra từ di và từ dịch trong tiếng Hán đều là “移“, có lẽ thành ngữ này đã được Việt hóa sau thời gian dài ông cha ta sử dụng.
Sau khi tìm hiểu ys nghĩa của từng từ trong thành ngữ này, chúng ta có thể hiểu rằng, nghĩa đen trên mặt chữ của thành ngữ này là “không chuyển động, không dịch chuyển”.
Vậy hàm nghĩa ẩn giấu đằng sau lớp nghĩa thực của thành ngữ này là gì? Chúng ta phải đi tìm hiểu ngữ cảnh sử dụng của thành ngữ.
Vậy người Việt Nam thường dùng thành ngữ này trong những tình huống như thế nào?
Thật ra với những trường hợp mà một vật, một sự việc nào đó không hề thay đổi theo ý mình mong muốn, hoặc ở một trạng thái tĩnh quá lâu thì người ta sẽ dùng thành ngữ này.
Ví dụ: Giá vàng dạo này “bất di bất dịch” luôn anh nhỉ, chẳng tăng chẳng giảm.
Tảng đá này nặng quá, bao nhiêu người đẩy mà vẫn “bất di bất dịch”.
Ngoài ra, nghĩa bóng của nó còn chỉ sự kiên định và không dễ thay đổi trong tính cách hay suy nghĩ tư tưởng của một người.
“Anh ta đúng là một người kiên định, mặc cho bao người thuyết phục, anh ta vẫn “bất di bất dịch”. ”
“Suy nghĩ của cậu ấy bất di bất dịch, câu ấy kiên quyết lựa chọn con đường đó mặc cho mọi người đều nói đó là sai trái.”
Thành ngữ “bất di bất dịch” này thật ra không được dùng một cách quá phổ biến trong ngôn ngữ nói hằng ngày của người Việt Nam, nó giống như một thành ngữ có thể được dùng trong ngôn ngữ viết hơn, có lẽ do sự phức tạp và nguồn Hán Việt của nó, Thường những thành ngữ Hán Việt, từ Hán Việt hay được dùng trong ngôn ngữ viết hơn.
Tuy nhiên tìm hiểu thành ngữ và ý nghĩa của các thành ngữ là điều mà chúng ta nên làm, vì nó nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt cũng như giúp mỗi người có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về tiếng Việt,