Tại huyện Nam Đàn, Nghệ An, người dân làm kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản nhưng với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Hia đình anh Hoàng Văn Linh ngụ tại xóm Cao Sơn, Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An đã tích cực và mạnh dạn thay đổi mô hình nuôi dê theo hướng khép kín, tuân theo quy định chăn nuôi của VietGAP. Gia đình anh còn đầu tư trồng cỏ cho dê riêng, để đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho đàn dê 500 con nhà mình.
Gia đình Anh Linh đầu tư hết khoảng 700 triệu đồng để mua dê giống, xây dựng chuồng trại. Chuồng trại được xây dựng khép kín, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên giảm được khả năng lây lan dịch bệnh, đàn dê sinh trưởng tốt.
>> Ý tưởng để công chức viên chức, dân văn phòng kiếm thêm thu nhập
Nguồn thức ăn của đàn dê đến từ đồng cỏ gia đình anh tự trồng và khoảng 30 triệu đồng/tháng tiền thức ăn cho cám tổng hợp. Mô hình chăn nuôi gia đình anh được gọi là nuôi dê thịt tập trung, chỉ nhốt chuồng.
Năm 2019, gia đình anh có khoảng 500 con dê/lứa. Trung bình 3 tháng có thể xuất bán 1 lứa, tiền lãi khoảng 200.000đ/con. Tính ra, 500 con dê gia đình anh lãi 100 triệu đồng/lứa. Mỗi năm xuất bán 4 lứa, lãi 400 triệu đồng. Năm 2020 này, gia đình anh dự định sẽ mở rộng quy mô chuồng dê lên 1000 con/lứa.
Mô hình chăn nuôi dê khép kín theo hướng VietGAP của gia đình anh Linh mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mô hình đáng để bà con học hỏi.