Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, kéo theo đó là những ngành nghề dịch vụ, buôn bán sản phẩm trong lĩnh vực du lịch cũng phát triển. Một trong số đó chúng ta phải kể đến đó là kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ.
Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn cũng là một cách đầu tư vào bất động sản được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Số lượng khách sạn mini, nhà nghỉ hay resort cao cấp mọc lên ngày càng nhiều. Mặc dù sự cạnh tranh trong thị trường nhà ở du lịch rất khốc liệt nhưng không vì thế mà các chủ đầu tư lại chùn bước khi đầu tư xây dựng – kinh doanh khách sạn.
Ngày hôm nay, bytuong.com sẽ cùng các bạn phân tích và tìm hiểu thêm về kinh doanh khách sạn mini thông qua chủ đề bài viết Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh Khách sạn và chi phí xây dựng khách sạn Mini. Nếu bạn có chia sẻ gì hãy để lại dưới phần bình luận của bài phân tích này để bytuong.com và những đọc giả khác có thể tham khảo thêm nhé!
Chi phí đầu tư xây dựng khách sạn mini
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, nếu chỉ nói riêng về vốn đầu tư cho khách sạn mini thì không quá nhiều. Mô hình khách sạn mini phổ biến hiện nay là những tòa nhà cao từ 4 tầng đến 10 tầng, mỗi tầng khoảng 4 phòng. Với diện tích hơn 100m2, các chủ đầu tư có thể bắt đầu xây dựng và kinh doanh mô hình khách sạn mini. Nếu không tính về chi chí mua đất nền, chi phí thuê mặt bằng mà chỉ tính riêng về chi phí xây dựng và thiết kế thì với một khách sạn mini 4 tầng, mỗi tầng 4 phòng thì chi phí đầu tư gần 1 tỷ đồng. Nếu tăng thêm số tầng thì chi phí sẽ cao lên. 10 tầng với mỗi tầng 4 phòng chi phí đầu tư trung bình khoảng 3 tỷ.
Nếu so sánh với các mô hình khách sạn khác thì với số vốn đầu tư như thế cho khách sạn mini được xem là không quá lớn nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh doanh tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một số vốn dự phòng để giúp xoay vòng vốn trong thời gian đầu và duy trì hoạt động kinh doanh của khách sạn mini.
Đầu tư vào nội thất xây dựng khách sạn mini
Về nội thất của khách sạn mini thì chúng ta không cần đầu tư quá nhiều, không nên mua những đồ nội thất quá sang trọng hay đắt tiền. Đối tượng khách hàng hướng đến ở tầm trung nên họ sẽ không cần những đồ nội thất cầu kỳ. Chi phí đầu tư nội thất nên tối giản.
Về khâu thiết kế cũng không quá đầu tư, đơn giản, đầy đủ tiện nghi và sạch sẽ là những tiêu chí mà khách hàng hướng đến.
Nguồn khách hàng – đối tượng khách hàng của khách sạn mini
Đối tượng khách hàng mà chúng ta hướng đến là những khách hàng tầm trung. Nhiều du khách khi đi du lịch họ không muốn ở những khách sạn sang trọng vì chi phí quá cao, hoặc những nhà nghỉ rẻ tiền vì thiếu thốn cơ sở vật chất và không thoải mái. Nên khi xuất hiện mô hình nhà nghỉ mini đã đáp ứng được nhu cầu chung của tất cả khách hàng, du khách đó là dịch vụ nhà ở ở mức giá trung bình nhưng những đáp ứng về cơ sở vật chất được đảm bảo.
Mô hình khách sạn mini rất được sự ủng hộ của khách hàng nội địa và một số du khách đến từ các quốc gia trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,… Hơn 80% du khách đến du lịch tại Việt Nam sẽ lựa chọn mô hình khách sạn mini để ở. Nên đây là một mô hình kinh doanh có tiềm năng phát triển. Chỉ với mức giá trung bình từ 200.000đ đến 600.000đ/phòng sẽ giúp khách hàng thuê được một phòng nghỉ hiện đại, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi nhất.
Lượng du khách đến Việt Nam ngày một tăng, tính cả du khách trong và ngoài nước. Do vậy, sẽ không phải lo lắng về việc không có khách thuê phòng. Vào những dịp cao điểm, mùa lễ dịch vụ phòng nghỉ, khách sạn trở nên thiếu và không đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng. Nên đây được xem là một thị trường đầu tư còn tiềm năng trong tương lai.
>> Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh khách sạn nhà nghỉ
Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh khách sạn
Với việc kinh doanh khách sạn mini, do nhu cầu khách hàng cao vì phù hợp với mức giá họ có thể chấp nhận nên có rất nhiều khách hàng lựa chọn khách sạn mini để ở. Vào những mùa cao điểm, tỷ lệ sử dụng phòng từ 80% đến 100%. Và là 40% – 50% vào những mùa thấp điểm. Dù vậy, với tỷ lệ sử dụng phòng này vẫn giúp nhà đầu tư khách sạn mini thu được lợi nhuận. Giả sử khách sạn mini có 5 tầng, mỗi tầng có 4 phòng thì tổng số phòng là 20. Tùy theo phòng đơn hay phòng đôi, phòng ba mà mức giá giao động từ 200.000đ – 600.000đ. Chúng ta sẽ ví dụ rằng có 5 phòng ba giá 600.000đ, 5 phòng đôi giá 400.000đ và 10 phòng đơn giá 200.000đ. Vào mùa cao điểm 100% phòng đều có khách, doanh thu một ngày sẽ là 600.000đ x 5 + 400.000đ x 5 + 200.000đ x 10 = 7 triệu đồng/ngày. Đó là mức giá trung bình, còn vào những ngày lễ thì mức giá có thể tăng gấp đôi giúp cho các khách sạn mini này thu được gấp đôi doanh thu.
Các khách sạn mini này thường được lựa chọn xây dựng gần các quần thể resort, nghỉ dưỡng nên chúng ta có thể khai thác vị trí, cảnh quang, view tại đây để thu hút khách hàng. Ngoài ra, chỉ riêng với những resort này cũng đã có riêng một lượng khách du lịch, vì vậy chúng ta cũng sẽ được hưởng lợi ích này. Nó giúp chúng ta có lượng khách hàng ổn định hơn nên doanh thu sẽ ổn định hơn.
Một nguồn thu nhập khác nữa mà chúng ta không nên bỏ qua đó là thu nhập tiền lời từ gia tăng giá trị tài sản bất động sản. Khác với giá trị bất động sản ở những khu vực khác, giá đất ở những khu du lịch, khách sạn tăng rất nhanh nên nếu đầu tư dài hạn, các chủ đầu tư sẽ nhận về cho mình một nguồn lợi lớn từ gia tăng giá trị bất động sản. Đây là một lợi thế nếu đầu tư vào bất động sản nhà nghỉ, khách sạn tại các địa điểm du lịch.
Nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này nhận định rằng: kinh doanh khách sạn mini vốn đầu tư vừa phải và thu hồi vốn nhanh. Thời gian đầu tư xây dựng một khách sạn mini chỉ thưởng kéo dài từ 3 – 5 tháng là có thể hoàn thành và đi vào sử dụng. Lượng khách hàng lớn vì mức giá phù hợp và khách sạn mini cũng thường tập trung được xây dựng phổ biến ở các thành phố du lịch. Nếu kinh doanh ổn định thì trong vòng vài năm có thể nhanh chóng thu hồi lại vốn và nhận lợi nhuận sau đó. Kinh doanh khách sạn mini được cho rằng là một vốn bốn lời.
Ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ nhà ở khi đi du lịch, công tác ngày càng nhiều. Nên chúng ta sẽ không phải lo lắng về đối tượng khách hàng. Một nguồn thu nữa cho các khách sạn mini đó chính là từ việc hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực du lịch khác như nhà hàng ăn uống, công ty tour… Các ngành nghề này thường hợp tác và hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh và chia % hoa hồng nếu mỗi lần có khách sử dụng dịch vụ được giới thiệu từ một bên.
Nhìn chung, kinh doanh khách sạn mini đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ngày nay. Rủi ro kinh doanh có nhưng ít hơn. Lượng khách hàng sử dụng và lựa chọn khách sạn mini chiếm tới 80%. Thu nhập quanh năm, giá trị bất động sản tăng theo thời gian. Tất cả đều giúp cho mô hình kinh doanh này ngày càng được lựa chọn vì lợi nhuận thu về hấp dẫn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã bổ sung thêm một số thông tin cần thiết cho bạn trong việc kinh doanh khách sạn mini. Cảm ơn đã đọc hết bài viết này cùng mình.