Kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt (chi tiết thực tế)

Kinh doanh đồ ăn vặt và đồ ăn phụ cũng như đồ ăn đêm khuya trở thành 1 xu hướng kinh doanh hốt bạc trên thị trường hiện nay. Hướng dẫn tất cả các bước chi tiết thực tế để kinh doanh và buôn bán đồ ăn vặt.

Với ý tưởng này có thể thu 1.000.0000 VNĐ-2.000.000 VNĐ, ở những địa điểm kinh doanh tốt hơn thì số tiền thu về có thể lớn gấp đôi, gấp ba. Tuy nhiên để đạt tới con số doanh thu như vậy, chúng ta cần có 1 kế hoạch kinh doanh hiệu quả trên thị trường.

Để cho mọi người dễ hiểu, Lương sẽ chia bản kế hoạch thực tế này thành các phần khác nhau. Trong mỗi phần đều có lưu ý quan trọng nhất để người kinh doanh không đi sai hướng.

Phần 1. Tên cửa hàng

Ví dụ Lương lấy một cái tên cho quán chè : Chè xoài xứ Đà

Tên để chọn cho cửa hàng bán đồ ăn vặt phải bao gồm: Tươi trẻ, mang tính xu hướng, có liên quan đến đến tình yêu, tình bạn, sự lãng mạn ngọt ngào, ngắn gọn và dễ hiểu. Những đặc điểm đó xuất hiện trong một cái tên cửa hàng sẽ làm cho các khách hàng của bạn cảm thấy tự tin, thỏa mái khi đến quán.

Một tên mà Lương vừa lấy cho mọi người chỉ có 4 từ ngắn gọn nhưng người đọc thừa hiểu rằng món chè xoài mà họ sắp được thưởng thức có xuất xứ từ Đà Lạt hay Đà Nẵng. 2 địa danh đó rất yên bình, nhẹ nhàng, tươi trẻ và tự nhiên vừa bảo đảm tính xu hướng ( nhiều người muốn đến vùng đất Đà Lạt và Đà Nẵng). Còn nếu bạn kinh doanh quán ăn vặt ở Sài Gòn thì có thấy lấy đặc trưng kết hợp với chữ Sài Gòn.

Khi chọn tên, bạn có thể tham khảo tên trên mạng internet, trên thị trường thực tế ở 1 tỉnh/thành phố khác. Nhưng phải tạo ra cái tên đặc trưng, độc lập và không nên giống ai, đó là yếu tố khác biệt để tạo nên thương hiệu riêng của bạn.

Phần 2. Thuê cửa hàng, trang trí và sắp đặt cửa hàng

Chúng ta sẽ thuê 1 sàn cửa hàng có diện tích khoảng 70m2-80m2, cửa hàng này nên đặt ở thành phố lớn , nếu như kinh doanh ở thị trấn, thị xã, phố huyện thì đánh giá lại số lượng khách hàng tiềm năng tại nơi đó để xác định diện tích cửa hàng.

Diện tích từ 70m2-80m2 không phải là 1 cửa hàng quá rộng, nhưng để kinh doanh đồ ăn vặt thì như vậy gọi là ổn. Để trang trí cho cửa hàng, chúng ta sẽ chọn tông màu tường và trần nhà phù hợp với món ăn chủ đạo mà chúng ta sẽ bán.

Ví dụ, Với cửa hàng chè mà Lương lấy tên là “Chè xoài xứ Đà”, bạn có thể chọn tông màu xanh lá nhẹ, màu nõn chuối, màu xanh tự nhiên nhưng không quá đậm… Mục đích thể hiện sự tươi mát, thiên nhiêu những món ăn xứ Đà Lạt. Vì vậy trên tường của 3 phía trái, phải, trong sẽ được Lương bố trí màu chủ đạo là màu xanh nõn chuối, bên cạnh đó Lương sẽ vẽ lên tường Logo thương hiệu của quán mà không trang trí thêm hình họa nào nữa, Lương cho rằng, cửa hàng càng đơn giản sẽ làm cho không gian quán thoáng đãng hơn, màu xanh nõn chuối có tác dụng làm tăng hiệu ứng không gian rộng cho cửa hàng.

Đối tượng khách của bạn là người trẻ tuổi, vì vậy Logo hay màu sắc và họa tiết được trang trí phải tươi mới và có tính xu hướng. Không nên đượm buồn như quán cà phê, quàn đồ uống dành cho người lớn tuổi.

Bàn ghế trong quán có thể chọn 2 mẫu với màu sắc khác nhau, 1 mẫu dùng cho những khách hàng muốn ngồi 1 mình hoặc 2 người, 1 mẫu khác dùng cho nhóm 3-7 người.Màu sắc của 2 loại bàn ghế này nên khác nhau để làm sinh động thêm cửa hàng của bạn.

Trên mặt bàn bạn có thể lắp mặt kính thủy tinh hoặc kính cường lực chống tác động va đập. Bàn ghế được trang trí bằng kinh sẽ tạo nên phong cách sang trọng hơn đáp ứng nhu cầu tinh thần của khách hàng.

Ngoài ra bạn có thể lắp thêm 1 hệ thống đèn chiếu sáng màu, đèn chiều này vừa có tác dụng chiếu sáng vào buổi tối, vừa tăng hiệu ứng không gian cho cửa hàng. Đèn chiếu sáng nên được bố trí đơn giản và không quá cầu kỳ chiếm mất nhiều diện tích làm cho không gian quán bó hẹp.

Phần 3. Danh sách các món ăn vặt

Tùy vào hoạt động kinh doanh, định hướng mà chúng ta xác định Menu cụ thể. Nhưng thường các món ăn này phân thành 2 loại: Đồ ăn và đồ uống. Bạn có thể kinh doanh cả đồ ăn và đồ uống cùng nhau hoặc chỉ bán đồ ăn vặt hoặc chỉ bán đồ uống mà thôi.

Nhưng trong phần này Lương sẽ lấy 1 Menu chỉ có đồ ăn cho mọi người, đồ uống dễ hơn mọi người có thể tìm hiểu sau hoặc là khi nào có nhiều thời gian Lương sẽ viết cho.

Danh sách 1 menu đồ ăn vặt

– Khoai tây chiên: 17k

– Ngô xào: 13k

– Nem rán, nem nướng: 20k/ đĩa
– Chân gà nướng: 20k
– Cá nướng: 15k

– Bánh mỳ kẹp thịt: 14k

– Bánh cuốn: 20k

– Bún: 20k

– Thịt xiên: 10k

– Bánh bao: 7k

– Cá chiên: 10k

– Thịt gà viên nướng hoa quả: 14k

– Khoai lang: 10k

– Phở cuốn: 12k

– Mực nướng: 20k

– Xúc xích: 10k

– Thịt bò nướng: 17k

– Đậu phụ nướng: 10k

– Trứng vịt lộn: 7k

– Tôm nướng: 10k

Còn nhiều món ăn vặt khác nữa mọi người có thể kinh doanh, nhưng lưu ý, khi chọn món ăn để chế biến thì món đó phải có liên quan với nhau. Chẳng hạn các món nướng như chân gà nướng, thịt xiên, đậu phụ nướng… đều liên quan và có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị bếp để nướng.

Khi xác định giá bán cho món ăn bạn có thể lấy giá cao hoặc thấp hơn các cửa hàng cạnh tranh, điều này không quan trọng. Vấn đề nằm ở chỗ lợi nhuận của bạn thu về bao nhiêu. Nếu việc giảm giá bán có thể thu hút được nhiều khách hàng, và tiền lãi thu về lớn hơn cả đối thủ , vậy thì chúng ta nên giảm giá thấp hơn những cửa hàng khác.

Nhưng nếu bạn nhận thấy việc tăng giá có thể nâng cao chất lượng phục vụ và khách hàng hài lòng với mức giá cao/ 1 món ăn vặt thì chúng ta sẽ tăng giá, tất cả là vì khách hàng muốn chúng ta tăng hoặc giảm giá chứ không phải tự ý chúng ta tăng.

Ngoài ra giá bán còn phải căn cứ vào chi phí đề làm thành món ăn vặt đó, nếu đầu vào nguyên liệu tốt thì tại sao bạn không thể giảm giá ? Nói tóm lại giá bán cao đến mức nào thì bạn chỉ được phép lấy lợi nhuận tối đa bằng 20%, nếu lợi nhuận cao hơn tỷ lệ đó thì kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt này không khả thi. Ví dụ tôm nướng bán được 30k/ 1 khách hàng, vậy thì bạn chỉ được phép lấy tiền lãi tối đa: 6.000 VNĐ mà thôi. Nếu vượt quá 6.000 VNĐ thì hoặc là chất lượng nguyên liệu không bảo đảm, hoặc là khách hàng cảm thấy đắt đỏ, hoặc là bạn đã gian lận trong kinh doanh.

Bạn nào muốn hiểu 20% là chỉ số gì thì Comment cho Lương trong phần bình luận.

Phần 4.Chính sách phục vụ khách hàng

Mỗi khách hàng vào quán kinh doanh hàng ăn vặt chúng ta đều phải nói với họ 1 câu “ Chào mừng anh(chị) đến với Chè xoài xứ Đà”, nói với họ câu chào mừng đó để nhắc nhở rằng họ đang ở trong quán Chè xoài xứ Đà, đó vừa là cách Pr thương hiệu vừa tỏ sự kính trọng của nhân viên với khách hàng.

Sau khi chào hỏi bạn dẫn họ ngồi vào vào bàn ghế theo ý muốn của chúng ta, làm như vậy bạn vừa tiết kiệm được chỗ ngồi, vừa kiểm soát công việc thanh toán, sau khi họ ngồi vào bàn ghế bạn có thể chỉ tay vào phía trong và nói với họ rằng “ Đó là nhà vệ sinh, anh chị có thể rửa tay ở đó”, nếu khách chọn những món phải cầm tay như chân gà, thịt xiên, thị nướng, giò gà nướng…

Ngay sau khi chỉ tay và nói nhà vệ sinh, bạn đưa cho họ Menu để gọi món, trong khi chờ họ xem món bạn hãy nói với họ “ Anh( chị) tự nhiên chọn, em sẽ lấy cho anh(chị) chút trà uống để làm mát(ấm) cơ thể”.

Khi quay trở lại bạn hãy ghi lại danh sách món ăn mà họ chọn, và nhớ nói với họ phải chờ bao nhiêu lâu (4 phút, 7 phút hay lâu hơn) để có món ăn vặt đó, nhất là thời điểm đông khách, bạn càng phải hẹn với họ thời gian chờ.

Mở nhạc thưa quãng để khách hàng thưởng thức âm nhạc trọn vẹn. Mở nhạc sẽ tạo cảm hứng ăn uống và thư giãn cho khách, nếu âm nhạc hay, họ còn muốn ở lại và gọi thêm món nào khác nữa.  Tuy nhiên âm nhạc để phục vụ khách không nên bật liên tục mà phải cách quãng. Khi hết 1-2 bản nhạc( bài hát) liên tục thì có thể dừng lại 20 giây -30 giây.

Mục đích của việc ngắt quãng bản nhạc là để khách hàng cảm nhận được không khí nhộn nhịp trong quán, họ sẽ cảm nhận thật về kinh doanh quán ăn vặt này “đông khách thật, lần sau mình sẽ lại đến đây ăn”. Còn nếu mở các bản nhạc chạy liên tục, khách hàng hoặc là sẽ chú tâm nghe bản nhạc mà quên mất vị ngon của món họ đang thưởng thức, hoặc là họ quá chú tâm vào ăn uống mà không quan tâm đến những tạp âm hòa quyện bởi âm thanh của người khác và âm nhạc.

Khi khách đang dùng bữa, chúng ta không được phép đặt hóa đơn thanh toán trên bàn của họ, điều này làm cho nghĩa vụ thanh toán tiền của khách hàng bị quan trọng hóa, trong khi đó đồ ăn vặt chỉ là những món ăn chơi mà thôi, người mua mong muốn 1 sự thỏa mái chứ không phải nghĩa vụ thanh toán luôn khi chưa ăn miếng nào.

Khi có sự cố xảy ra với khách hàng thì phải xin lỗi và thành thật mong họ bỏ qua cho sự thiếu sót đó.Đặc biệt là vào mùa hè, mọi người cảm thấy khó chịu hơn và nếu sự cố xảy ra làm ảnh hưởng đến vị khách nào đó thì mọi thứ thật sự đang tồi tệ, lúc này bạn chỉ còn cách dùng mọi ngôn từ để họ hiểu và mong được thông cảm.

Khi thanh toán, nhân viên thu ngân phải luôn mỉm cười với khách, bạn nên tuyển nhân viên thu ngân ưa nhìn. Tại quầy thu ngân, nhân nhân viên ngoài việc thu tiền của khách hàng nên chuẩn bị 1 mẩu giấy đẹp có ghi bên trong những câu chữ yêu thường, ngọt ngào, lãng mạn phù hợp với họ trong ngày hôm đó.

Phần 5, Quảng bá, Pr cho cửa hàng kinh doanh món ăn vặt

Việc này Lương cho rằng quan trọng nhất khi chúng ta bán đồ ăn vặt, chúng ta sẽ không sử dụng những phương thức quảng bá đắt tiền như quảng cáo trên diễn đàn, báo điện tử, trang tin tức, vì thực ra việc làm này không hiệu quả. Mà thay vào đó chúng ta nên tổ chức các ngày giảm giá, khuyến mại, phát tờ rơi, treo băng rôn, áp phích và quảng cáo trên mạng nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu.

– Khách hàng của bạn thông thường là sinh viên, học sinh, người trẻ mới tốt nghiệp đi làm, vì vậy mà chúng ta không sử dụng diễn đàn, báo điện tử hay trang tin tức. Để tiếp cận họ bạn dùng Facebook, giới thiệu, quảng bá, phát tờ rơi, treo băng rôn bên ngoài trường học hoặc là những nơi mà sinh viên, học sinh thường lui tới.

Nhưng hoạt động giới thiệu, quảng bá đó chỉ thực hiện trong thời gian ban đầu mà thôi, khi có một lượng khách mua đủ lớn, những người khách này sẽ tự giới thiệu các món ăn của chúng ta cho bạn bè, người quen. Nhưng từ đó vấn đề Marketing, Pr lại càng trở nên khó hơn, chúng ta không triển khai hoạt động truyền thông bên ngoài nhưng phải làm bên trong quán.

– Lúc nãy Lương có nói 1 vấn đề khi khách hàng thanh toán, nhân viên thu ngân ngoài việc thu tiền nên đưa cho khách hàng một mẩu giấy viết những câu chữ yêu thương, dễ mến. Đó cũng là một cách Pr.

– Ngoài ra khi họ thanh toán, chúng ta có thể phát cho 2 phiếu mua hàng giảm giá hoặc khuyến mại. Cách Pr này rất hiệu quả và được nhiều quán ăn, cửa hàng, nhà hàng sử dụng, rất đơn giản mà họ không phải tốn thêm nhiều chi phí , công sức, thời gian thực hiện 1 kế hoạch phát tờ rơi, quảng cáo trên mạng…

Phát phiếu mua hàng sẽ giúp bạn níu giữ vị khách đã mua hàng, nếu họ vào quán trong lần sau họ sẽ được giảm giá, và rất có thể họ sẽ rủ thêm 1 người bạn nữa để sử dụng hết 2 phiếu giám giá, điều đó có lợi cho bạn, chúng ta không phải mất chi phí quá nhiều để mời một khách hàng mới đến quán ăn.

– Một cách tiếp thị khác đó là làm sao để người mua cảm thấy họ nhận được nhiều lợi ích hơn mà thực chất chúng ta không bị lỗ, cách Pr này thuộc về vấn đề tâm lý.

Khi một khách hàng đến quán, công việc bán hàng vẫn cứ diễn ra bình thường. Tuy nhiên chúng ta sẽ thay đổi một chút trong khâu thanh toán tiền hàng. Bằng cách giảm giá bán sau khi người mua sử dụng thức ăn, đồ uống, có nghĩa rằng kế hoạch khuyến mại giảm giá không được nói cho khách hàng biết từ trước đó, mà khi họ thanh toán chúng ta sẽ giảm trừ trực tiếp vào khoản tiền ghi trên hóa đơn.

Chiêu thức Pr này nhằm tạo sự bất ngờ trong bán hàng, sự bất ngờ có lợi ích cho khách hàng càng làm họ hạnh phúc, lúc này ạn đang trạm tới cảm xúc của họ và nguyên tắc trong kinh doanh quán ăn nhỏ hoặc lớn là khi người bán trạm tới trái tim, cảm xúc của khách hàng thì công đoạn bán hàng sẽ trở nên dễ dàng vô cùng, bạn muốn bán gì cho họ cũng được, bạn nói gì họ cũng sẽ nghe, bởi vì họ đã bị bạn thuyết phục tuyệt đối.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng chính sách chiết khấu 10% khách hàng là cặp đôi đang yêu nhau theo từng giai đoạn thời gian. Việc chiết khấu đó không ảnh hưởng đến lợi nhuận của chúng ta, nhưng bạn đã nói với khách hàng “ Hãy rủ người yêu của anh(chị) tới quán ăn, chúng tôi sẽ giảm giá cho anh chị tới 10%”.

Thực chất chúng ta không hề nói với khách hàng câu đó nhưng họ ngầm hiểu rằng chúng ta đang chiết khấu, giảm giá, hãy đến quán ăn để được giảm tiền thanh toán tốt nhất.

– Cách Pr khác nhưng vượt quá giới hạn bên trong cửa hàng, chúng ta sẽ triển khai hoạt động này trên Fanpage, diễn đàn, website…của riêng cửa hàng.

Mini show và game mini là 1 chương trình bao gồm thể lệ, đối tượng tham gia chương trình, quà tặng được nhận. Chỉ cần người tham gia thỏa mãn các điều kiện thuộc thể lệ thì đều có thể nhận quà.

Hiện nay 1 Game mini thường được triển khai trên Fanpage của Facebook, với chương trình này bạn sẽ thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng lớn, nếu nôi dung của chương trình hấp dẫn, giải thưởng có giá trị đủ lớn thì số người tham gia càng nhiều, thương hiệu cửa hàng bán đồ ăn vặt càng được nâng cao.

Một Mini Show có thể lấy tựa đề: “Comment hay nhận ngay phiếu ăn giảm giá 100% tại Chè xoài Xứ Đà”.

Nội dung của Game mini này có thể bao gồm:

– Comment chính xác địa chỉ cửa hàng Chè xoài Xứ Đà

– Vào Fanpage chụp ảnh và trả lời đúng 3 món ăn có giá cao nhất tại Chè xoài Xứ Đà

– Like Fanpage và tag bài viết này với 3 bạn bè.

Còn nhiều nội dung khác trong 1 mini show, nhưng Lương không nêu cụ thể trong bản kế hoạch này. Vào lúc nào đó Lương sẽ viết riêng một bài hướng dẫn mọi người lập 1 chiến dịch Game Mini.

Chương trình Mini Show có sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn, nhưng muốn làm được điều dó bạn cần nâng giá sản phẩm quà tặng cho khách hàng, nếu phiếu giảm giá giá 100% đáng được khách hàng comment, Like, Share thì chiến dịch với mới đủ khả năng để thu hút càng nhiều người thamg gia.

Mini show sẽ không mang lại hiệu ứng tốt nếu phần quà họ sẽ nhận được không có nhiều giá trị hoặc quá tầm thường. Vì vậy vấn đề quan trọng nhất trong xây dựng Game mini là phần quà tặng mà khách hàng nhận .

Ok, Lương đã viết xong cho mọi người kế hoạch này, còn câu hỏi nào, các bạn comment cho Lương trong phần bình luận.

Dự án “ Kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt ( chi tiết thực tế) thực hiện bởi Nguyễn Văn Lương

Đăng tải trên Blogger Adam Lương- www.bytuong.com

Bút danh

An Luong

8 Trả lời “Kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt (chi tiết thực tế)

  1. Chào anh Lương, trước tiên rất cám ơn bài chia sẻ của anh. E hiện đang là 1 nhân viên văn phòng và đang có ý định mở quán ăn vặt nhưng e đang băn khoăn là nên mở dạng xe đẩy vỉa hè hay là thuê hẳn 1 cửa hàng vì số vốn của e chỉ tầm 50tr. Em mong muốn nhờ a tư vấn giúp cách để lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho dự định của mình.
    Tks A!

  2. Em năm nay 22 tuổi đang làm điện công nghiệp. Nhà e có bán bánh trán mắm ruốt ngoài quê .có công thức mắm chấm riêng. Khách hàng ngoài quê khá ổn định. E muốn mở một cửa hàng trong thành phố hcm . giờ e đang kiếm tiền đự định đủ 50triệu thì mở cửa hàng ăn vặt. Theo anh thì với mặt bằng chung những cữa hàng ăn vặt trong thành phố thì với 50 triệu có đủ chi phí để mở không ạ.

  3. Chào bạn! Trước hết m cảm ơn bạn về bài viết rất ý nghĩa. M đang dự định mở quán ăn vặt nhưng m chưa biết bắt đầu từ đâu. Bạn có thể giúp tư vấn cho m được không. Địa điểm mở quán tuy ở nông thôn nhưng khá trung tâm, gần trường trung học phổ thông.

  4. Cảm Ơn Lương rất nhiều! Bài viết của Lương rất hữu ích đối với những người đang muốn kinh doanh đồ ăn vặt như mình. Vì mình vẫn còn chưa hiểu chỉ số 20% mà Lương nêu ra trong bài viết nên mình mong Lương chia sẻ giúp mình thêm vấn đề này.Thank you so much!

    1. Chào Nguyễn Hãnh. Đối với mỗi trường hợp kinh doanh của mỗi ông chủ ( bà chủ) sẽ có những bản kế hoạch kinh doanh cụ thể và riêng biệt. Không có kế hoạch kinh doanh nào là giống nhau. Do vậy Hãnh lưu ý là kế mà Lương lập cho mọi người cùng xem là bản kế hoạch nhằm định hướng tư duy. Bởi vì trong kinh doanh có rất nhiều vấn đề mà không thể lường trước, do vậy với mỗi ông chủ( bà chủ) sẽ phải lập kế hoạch riêng.

      Thứ 2 là về chỉ số 20%, câu hỏi này rất hay bởi vì cũng có nhiều bạn độc giả băn khoăn với chỉ số này. Muốn bàn kỹ lưỡng hơn về chỉ số này thì lại cần nói đến các nghiên cứu khoa học của những nhà kinh tế, nếu phân tích ra sẽ rất dài. Nhưng có thể hiểu đơn giản như thế này: trong nhiều ngành nghề kinh doanh, mức lợi nhuận không nên vượt quá nhiều 20% tổng doanh thu, nếu vượt quá thì hoạt động kinh doanh có thể sẽ không bền vững bởi vì chúng ta đã chiếm hết lợi nhuận của nhà sản xuất, nhà phân phối khác ( đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3), và lợi ích của khách hàng. Còn nếu mức lợi nhuận thấp hơn quá nhiều 20% tổng doanh thu thì nghiên cứu kinh tế cho thấy, lợi nhuận không cao và doanh nghiệp cần thay đổi chính sách.

      Tuy nhiên 20% không phải sẽ đúng với tất các ngành nghề và thị trường mua bán, có những ngành nghề hoặc thị trường tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao hơn đến 40%, thậm chí 60%. Kinh doanh trong lĩnh vực xổ số có tỷ lệ lợi nhuận cũng tương đối cao, năm nay hãng xổ số Vietllot kiếm lãi khá ổn, mới đây Vietllot đã nâng mức lợi nhuận lên rất cao, vì có 1 khách hàng trúng thưởng nhưng không đến nhận, và phần thưởng không có người lĩnh sẽ thuộc về Vietllot.

      Hay như công ty mà trước đây Lương làm trong bộ phận Xuất nhập khẩu của họ, công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các thiết bị máy điện gia dụng, tỷ lệ lợi nhuận của họ có thể đến 70% trên tổng doanh thu. Hoặc là đối với Iphone của Apple, tỷ lợi nhuận dao động từ 55%-70% trên tổng doanh thu, nhưng tỷ lệ lợi nhuận này của Iphone chưa tính các chi phí vô hình ( Pr, Marketing, thương hiệu), cho nên tỷ lệ lợi nhuận có thể thấp hơn. Điều này là dễ hiểu bởi vì tùy từng sản phẩm, lĩnh vực mà tỷ lệ lợi nhuận có thể giao động khác nhau.

      Okay, Hãnh còn băn khoăn không ? Các câu hỏi khác về kinh doanh thì Hãnh vẫn comment cho Lương trong phần bình luận của từng bài viết.

Trả lời