Dữ liệu và cơ hội: Ngành Logistic ở Việt Nam

Dữ liệu và cơ hội: Ngành Logistic ở Việt Nam

Thời đại 4.0 và kinh tế số mở ra nhiều mô hình kinh doanh độc đáo, mô hình kinh tế chia sẻ và thương mại điện tử phát triển, mở ra cơ hội kinh doanh cho ngành logistics của Việt Nam.

Trong buổi khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019, những số liệu đã được công bố, cho thấy ngành logistics đang có tốc độ phát triển cao, có tiềm năng đồng thời cũng có những điểm yếu cần khắc phục.

Cụ thể, ngành logistics có tốc độ tăng trưởng đạt 13-15%. Với nhu cầu sử dụng dịch vụ hậu cần, logistics Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia vào ngành này và cung cấp các dịch vụ như kho bãi, vẫn chuyển, giao nhận hàng hóa.

Tuy nhiên, ngành logistics ở Việt Nam vẫn chưa được đầu tư bài bản, chưa có sự liên kết giữa các bên và chi phí còn cao. Đa phần, các doanh nghiệp trong ngành hoạt động lẻ tẻ, dẫn đến chưa xây dựng được một mạng lưới logistics mạnh và đủ rộng.

>> Ý tưởng khởi nghiệp với Hương trầm của người phụ nữ đẹp

Nếu ngành logistics được đầu tư phát triển, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình nhanh chóng hơn. Đồng thời, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển, tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Thói quen mua hàng trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Để cạnh tranh tốt và đáp ứng nhu cầu khách hàng, các sàn thương mại điện tử cần tìm kiếm những đối tác trong ngành logistics để giúp việc kinh doanh của mình thuận lợi hơn. Từ đó, giúp ngành logistics phát triển.

Trả lời