Khủng hoảng tuổi trung niên ( cách vượt qua áp lực khủng hoảng)

Khủng hoảng tuổi trung niên ( cách vượt qua áp lực khủng hoảng)

Bất kì ai trong chúng ta đều sẽ trải qua những năm tháng khi mà số tuổi ngày càng cao. Đến một lúc nào đó, khi quay đầu lại nhìn, chợt nhận ra bản thân đã 40-50 tuổi rồi.

Bạn nghĩ rằng, khi đã trưởng thành, có cuộc sống và sự nghiệp ổn định đã là xong. Ở một giai đoạn mà người ta hay gọi là khủng hoảng giữa đời tuổi trung niên, cả đàn ông và phụ nữ đều gặp phải khủng hoảng tâm lý. Họ bắt đầu chất vấn và tự trách bản thân, cảm thấy mệt mỏi, lãnh đạm với cuộc sống xung quanh.

Đây là một giai đoạn rất bình thường mà nhiều người gặp phải khi đến tuổi trung niên. Chủ đề hôm nay chúng ta cùng thảo luận đó là Khủng hoảng tuổi trung niên ( cách vượt qua áp lực khủng hoảng) sẽ phần nào giúp độc giả hiểu thêm và có cái nhìn tích cực hơn để vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên.

Phần 1: Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

– Định nghĩa tuổi trung niên: khi chúng ta đến độ tuổi trong khoảng từ 40 – 60 tuổi sẽ được gọi là người trung niên. Bước đến giai đoạn tuổi trung niên, về mặt cảm xúc, thể chất, cách suy nghĩ, ngoại hình…của mỗi người đều có những thay đổi nhất định. Giai đoạn này gần tương tự như giai đoạn dậy thì.

Tuổi trung niên cũng được chia làm 2 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm không giống nhau. Đó là giai đoạn tuổi trung niên từ 40 đến 49 tuổi và tuổi trung niên từ 50 đến 60 tuổi.

– Khủng hoảng tuổi trung niên hay còn được gọi là khủng hoảng giữa cuộc đời: đó là những khủng hoảng về cảm xúc, tinh thần, suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề, thể chất. Thông thường, những người gặp tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán chường, không lạc quan, mất ngủ….

Phần 2: Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên

– Khi bước đến tuổi trung niên, đặc điểm tâm lý trung niên thường cảm giác bản thân mình đã đi gần hết cuộc đời, chỉ còn lại ít thời gian. Từ đó, khiến họ cảm thấy buồn bã, không còn ý chí phấn đấu hay nhìn về tương lai nữa.

– Những người trung niên đến tuổi nghỉ hưu sau nhiều năm cống hiến, bỗng chốc không còn được làm việc nữa khiến họ cảm thầy bản thân thừa thãi, sẽ là gánh nặng cho con cháu. Từ đó sinh ra cảm giác lo âu, căng thẳng, buồn rầu.

– Việc chăm sóc gia đình, con cháu cũng là một áp lực khiến cho tinh thần của những người trung niên cảm thấy mệt mỏi. Đối với nhiều người trung niên, việc chơi và chăm cháu, chăm sóc việc ở nhà là thú vui khi về già. Nhưng với nhiều người thì đây là một gánh nặng.

– Đối với phụ nữ, chúng ta thường nghe đến giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên của phụ nữ. Khi bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi của các loại nội tiết, hormone khiến cho tâm lý, cảm xúc của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Họ dễ bị tức giận, chán nản…

– Đối với nam giới, khủng hoảng trung niên diễn ra khi họ cảm nhận thể chất, thể lực, tinh thần của bản thân bị giảm sut. Từ đó, họ thường lạm dụng bia rượu để “quên” đi nó.

– Những người thuộc độ tuổi trung niên nói chung và những người về hưu nói riêng khi có cảm giác mọi người ít quan tâm, cảm giác không ai cần mình, cô đơn,…sẽ khiến họ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

>> 8 Định nghĩa tư duy về Tiền bạc trong tư duy của người giàu và thành công

Phần 3: Đặc điểm tâm lý của tuổi trung niên – Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi trung niên

Những dấu hiệu về sức khỏe là dễ nhận thấy nhất đầu tiên trong giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên. Lúc này, chúng ta sẽ cảm thấy sức khỏe của mình không còn được như trước, dễ mắc bệnh hơn, không làm được việc nặng. Khi sức khỏe bị ảnh hưởng, tâm lý từ đó cũng bị tác động dẫn đến khủng hoảng.

– Bạn bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên khi bản thân hay đi so sánh mình với những người khác. Đó có thể là so sánh về sự nghiệp, vật chất, cuộc sống…. Khi so sánh, nhận ra bản thân không bằng mọi người, sẽ khiến cho tâm lý tự ti, chán nãn, mất niềm tin vào cuộc sống.

– Những người phụ nữ tuổi trung niên sẽ thường quan tâm, chăm lo đến sắc đẹp, giảm cân nhiều hơn. Lúc này, cơ thể, da bắt đầu bị lão hóa hoặc mới trải qua thời kì sinh nở khiến cho vóc dáng không còn thon gọn. Do đó, họ bị áp lực muốn mình phải đẹp và trở lại như trước kia

– Khi bước vào tuổi trung niên, với việc có nhiều năm trải nghiệm cuộc sống đa phần mọi người đều có những kinh nghiệm trong công việc và cuộc đời. Vì thế, họ có một “cái tôi” “lòng tự trọng” nhất định. Cho nên, khi làm bất cứ việc gì, họ đều kì vọng cao và tin chắc rằng mình sẽ thành công. Đến khi sự việc không như ý muốn, họ sẽ bị khủng hoảng, thất vọng,…

– Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi trung niên: muốn nghỉ việc. Sau nhiều năm cống hiến, đến khoảng 40-50 tuổi, họ cảm thấy mất định hướng tương lai, liệu bản thân có muốn gắn bó với công ty hay không, muốn tìm một môi trường làm việc yêu thích trong những năm làm việc còn lại. Tâm lý này khiến họ muốn nhảy việc dù đã gần tuổi nghỉ hưu.

– Thường hay mất ngủ, trằn trọc, suy nghĩ nhiều dẫn đến stress, trầm cảm

– Những người gặp khủng hoảng tuổi trung niên thường cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống, họ thường suy nghĩ tiêu cực, nghĩ đến cái chết.

– Tiêu tiền phung phí không có kế hoạch để thỏa lấp khủng hoảng tâm lý đang gặp phải.

– Nhiều hành vi, hành động thay đổi so với trước đây

– Khi một ai đó nói với bạn rằng: “cậu đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên” thì nên đến gặp bác sĩ tâm lý để tìm hướng giải quyết.

Phần 4: Cách vượt qua khủng hoảng nghề nghiệp tuổi 40, khủng hoảng tuổi trung niên

Cải thiện tình hình sức khỏe: như đã nói ở trên, sức khỏe là một trong những nguyên nhân và dấu hiệu của giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên. Do đó, khi sức khỏe được nâng cao, thể trạng và tinh thần của bạn cũng được phục hồi một phần nào đó. Từ đó, giảm bớt việc tác động áp lực lên tinh thần, hạn chế rơi vào khủng hoảng.

– Thay những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực. Đầu tiên chính là việc đừng nghĩ rằng khủng hoảng tuổi trung niên là đáng sợ, là không tốt. Hãy cứ xem nó như một giai đoạn mới để bạn trải nghiệm và “tranh thủ” làm mới bản thân. Vượt qua được nó sẽ giúp bạn có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

– Đừng để cảm xúc tác động và làm ảnh hưởng đến bạn.

– Tìm đến bác sĩ tâm lý để nhờ tư vấn và hỗ trợ. Với kinh nghiệm chuyên môn, các bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận ra vấn đề mà mình đang gặp phải và tìm cách giải quyết nó. Đồng thời, những lời khuyên từ bác sĩ giúp tâm lý bạn bình ổn, an tâm hơn. Nhờ đó, tránh được việc bạn cảm thấy lo lắng hay sợ hãi khi nghĩ bản thân đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên.

– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giản và chăm sóc bản thân: đó có thể là việc bạn dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ những người bạn cũ hay đi du lịch. Việc yêu thương bản thân sẽ giúp cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, lạc quan hơn và cuộc sống có ý nghĩa hơn.

– Cân nhắc lại những mục tiêu mà bản thân đặt ra xem có phù hợp tại thời điểm đó. Bạn có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa nó sao cho phù hợp với điều kiện của bản thân.

Trả lời