Ý tưởng cách giải tỏa tâm lý căng thẳng về điều gì đó

Ý tưởng cách giải tỏa tâm lý căng thẳng về điều gì đó

Mỗi người tùy vào từng thời điểm đều sẽ trải qua rất nhiều vấn đề trong công việc, học tập và cuộc sống. Ai cũng ít nhất 1 lần bị căng thẳng tâm lý, stress.

Cùng một vấn đề, nhưng chưa chắc tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng và dẫn đến căng thẳng. Do đó, tùy vào từng trường hợp, từng mức độ, từng cá nhân để chúng ta có những cách giải tỏa căng thẳng mệt mỏi.

Tình trạng tinh thần này chúng ta thường hay gọi là stress. Và trong chủ đề trước chúng ta đã tìm hiểu kĩ về thế nào là stress, là căng thẳng lo âu; những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng; biểu hiện và cách giải tỏa tâm lý căng thẳng, cách giảm stress ngay lập tức.

Trong chủ đề hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu và cụ thể hơn về cách giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống  thông qua chủ đề Ý tưởng cách giải tỏa tâm lý căng thẳng về điều gì đó. Đây sẽ là những cách giảm lo âu căng thẳng từ từ. Có nghĩa chưa chắc nó sẽ mang lại hiệu quả ngay tại lúc đó, có thể chưa thể giúp bạn giảm stress lúc đó. Giống như uống thuốc vậy, phải uống từ từ thì mới khỏi bệnh được.

1, Cách giảm stress cho học sinh

Ở mỗi độ tuổi, mỗi hoàn cảnh mà tạo ra những áp lực khác nhau cho học sinh.

Ví dụ, học sinh cấp 2 thường đang ở độ tuổi tâm sinh lý phát triển, các em trở nên nhạy cảm và có nhiều vấn đề quan tâm hơn ngoài việc học. Ví dụ như sự thay đổi trong cơ thể, chuyện tình cảm…

Hay như học sinh cấp 3 tại một trường có tiếng sẽ có áp lực về học tập cao hơn học sinh ở một trường bình thường. Ngoài ra, áp lực của học sinh còn đến từ việc phụ huynh đặt kì vọng và thường yêu cầu khắt khe.

Cách giảm stress cho học sinh đầu tiên phải kể đến việc phụ huynh nên thường xuyên quan sát, để ý xem con mình có những biểu hiện hay trạng thái tâm lý có gì bất ổn hay không. Sau đó, nên chia sẻ, nói chuyện với con nhiều hơn để có thể hiểu và giúp con vượt qua. Phụ huynh có thể hỏi và nhờ giáo viên cũng như bạn học cùng lớp để hiểu con mình hơn.

Với những bạn học sinh tự nhận ra được sự thay đổi, sự căng thẳng, áp lực của bản thân thì có thể chọn cách thư giản bằng việc đứng dậy đi dạo xung quanh, nghe nhạc, xem phim giải trí, đọc sách, đọc truyện. Hoặc cuối tuần, có thể xin bố mẹ ra ngoài đi chơi với bạn bè để giúp tinh thần thư giản.

2, Mẹo làm giảm lo lắng stress – hãy nói ra tất cả

Bạn có nhận ra rằng, mỗi khi bạn mệt mỏi, gặp vấn đề gì đó trong công việc, học tập hay mối quan hệ,…bạn thường sẽ tâm sự với lũ bạn thân.

Đó có thể là lúc bạn thể hiện sự bất mãn, tức giận, khó chịu với ai đó (có thể là đồng nghiệp, Sếp, hay người yêu chẳng hạn) qua lời nói, hành động và cảm xúc với đứa bạn. Việc nói ra giúp bạn thoải mái tinh thần hơn vì cả ngày đã phải dồn nén và không được thể hiện cảm xúc thật của bản thân (dù không thích đồng nghiệp nhưng bạn vẫn tỏ ra hòa đồng, vui vẻ).

Ngoài ra, nó giúp bạn giảm bớt được gánh nặng trong lòng, có người lắng nghe, có người tức giận cùng và có người đưa ra lời khuyên cho bạn.

Dù bạn stress nặng hay nhẹ thì cách nói ra vẫn rất hiệu quả. Nhiều người vì không thể nói ra, không biết chia sẻ với ai về những vấn đề mình gặp phải để giảm căng thẳng lo âu, tích tụ lâu dần dẫn đến bị trầm cảm. Và họ trở nên bi quan, suy nghĩ tiêu cực và tệ nhất là đưa ra những quyết định tồi tệ.

Do đó, khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì một trong những cách giải tỏa tâm lý căng thẳng đó chính là “xả” hết với lũ bạn thân hoặc một ai đó bạn có thể tin tưởng.

3, Ngồi thiền để giảm stress học cách tĩnh tâm

Đây là cách được rất nhiều người có trở ngại về tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng lo âu lựa chọn. Đây cũng là cách được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong việc giảm stress.

Ngồi thiền giúp bạn tịnh tâm, bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, tập trung vào hơi thở và thả lỏng cơ thể. Từ đó, giúp bạn giảm căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc và tinh thần của bản thân. Việc kiểm soát được cảm xúc và tinh thần là vô cùng quan trọng.

Thiền giúp chúng ta suy nghĩ mọi thứ tích cực hơn, từ đó hạn chế được những hành động hay lời nói tiêu cực ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh. Bạn có thể ngồi thiền hoặc nằm thiền.

4, Tập Yoga – một cách giảm căng thẳng thần kinh

Cũng gần giống như thiền, tập yoga yêu cầu bạn cần có sự tập trung cao độ, thả lỏng cơ thể hết mức. Mỗi động tác, mỗi tư thế đều mang lại những cảm xúc, trải nghiệm về tinh thần và thể xác khác nhau.

Yoga giúp bạn tịnh tâm. Vì những động tác Yoga rất khó, nên cần có thời gian, kiên trì, sự cố gắng để tập được. Do đó, tập yoga sẽ giúp bạn kiềm chế tính nóng nảy của bản thân tốt hơn, kiểm soát cơ thể và suy nghĩ của bản thân tốt hơn. Bạn có thể kết hợp giwaux Yoga và thiền định.

>> Ý tưởng cách kiếm soát cảm xúc tâm lý bản thân như thế nào

5, Cách giải tỏa stress trong công việc

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến stress nhiều nhất. Áp lực công việc ngày càng lớn, khiến cho những người làm văn phòng lúc nào cũng trong trạng thái tinh thần căng thẳng, cơ thể mệt mỏi.

Nếu bạn đang trong tình trạng này, thì có thể tham khảo một số cách giảm stress sau:

– Nếu bạn quá áp lực vì khối lượng công việc, hãy chia sẻ với đồng nghiệp và đặc biệt là với Sếp. Nhiều người cứ sợ rằng nếu nói ra việc mình không thể làm hết từng đó công việc thì sẽ bị đánh giá thấp hoặc đuổi việc. Nhưng đừng lo ngại về vấn đề đó. Bạn hãy chia sẻ với Sếp về việc công việc quá tải với bạn trong thời gian này. Hãy để nghị Sếp cho một ai đó cùng hỗ trợ với bạn để hoàn thành nó tốt hơn.

– Bạn có thể xin nghỉ phép để đi du lịch hoặc đơn giản chỉ là ở nhà nghỉ ngơi để thả lỏng bản thân, có thời gian cho cơ thể bạn phục hồi lại.

– Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp: bạn nên chia sẻ nó với người mà bạn thân nhất, cố gắng cải thiện mối quan hệ hoặc khó khăn quá thì xin chuyển tổ làm việc. Còn nếu thực sự vấn đề này không thể giải quyết, cách tốt nhất là bạn nên nghỉ việc và tìm kiếm một môi trường làm việc mới tốt hơn.

– Nếu trong lúc làm việc, cảm thấy quá mệt hay căng thẳng, bạn hãy tạm dừng lại và đứng lên đi dạo xung quanh, uống một ly nước và nói chuyện với mọi người để thư giản đầu óc.

6, Viết nhật ký để giảm stress

Nếu không thể nói ra, bạn hãy viết nhật ký. Đây cũng là một trong những cách giảm stress trong 30 giây hiệu quả.

Viết ra giúp bạn cảm thấy nhẹ lòng. Nhưng vì viết nhật kí thì chỉ có mỗi bạn đọc được. Do đó, cảm xúc tiêu cực hoặc vấn đề đó sẽ không hết hoàn toàn. Do đó, cách tốt nhất vẫn hãy chia sẻ nó với những người thân yêu xung quanh bạn.

7, Yêu thương bản thân hơn

Những hành động nhỏ, lời nói thường ngày cũng sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên tích cực hơn. Ví dụ như hãy khen bản thân khi hoàn thành công việc tốt, tự thưởng cho bản thân một bữa ăn thịnh soạn 1 ngày trong tuần, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, thường xuyên dậy sớm tập thể dục, hít thở không khí trong lành.

Trả lời