Ngành chăn nuôi từng bước chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, quảng canh sang chăn nuôi tập trung với quy mô phù hợp và phát huy những lợi thế của từng vùng, miền, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân.
Dự án chuyển giao với quy mô 1.025 bò được vỗ béo và 616 bò cái nền được thụ tinh nhân tạo (TTNT). Địa bàn triển khai tại 8 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn và Thái Nguyên.
Mô hình cải tạo đàn bò bằng kỹ thuật TTNT: Phương pháp nhân giống bằng TTNT đã cải thiện được năng suất, chất lượng con lai. Dự án đã góp phần tăng tỷ lệ bò lai trong cả nước nói chung và tại các địa phương triển khai mô hình dự án nói riêng lên 10,25%. Do đã lựa chọn bò cái nền ở độ tuổi từ 3 – 5 lứa đẻ và chọn tinh bò nhập ngoại có năng suất chất lượng cao (BBB, Drouhtmaster, Brahman), hướng dẫn các hộ cách phát hiện bò động dục để cho tỷ lệ thụ thai cao nên tỷ lệ phối chửa lần 1 khá cao, bình quân đạt 75,3%, khối lượng bê sơ sinh 22,1kg/con. Mỗi con bò lai có giá trị cao hơn bò nội khoảng 3 – 5 triệu đồng. Mặt khác, do không phải chi phí nuôi bò đực giống nên hiệu quả mang lại so với chăn nuôi bò địa phương đạt trên 15%.
Hiện có khoảng 27.000 hộ nông dân có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý, có những nông dân lãi tới 15 tỷ đồng/năm nhờ áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật cao vào các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chỉ vì Ý tưởng đến từ những thứ bỏ đi nhặt về dùng lại, Nông dân kiếm 15 tỷ 1 năm