Tại sao bạn nghe nhiều đạo lý kinh doanh nhưng làm thì không được bao nhiêu

Nói và nghe thì nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu, đó là vấn đề mà rất nhiều người có dự định kinh doanh gặp phải.Tại sao như vậy, làm thế nào để khắc phục cái bệnh “ nói nhưng không làm”.

Phần lớn người muốn kinh doanh đều rất thông minh, có khả năng ứng xử trước sự cố trong kinh doanh. Nhưng chính vì sự nhanh nhẹn và lanh lợi đó làm cho nhiều người quên đi tính khí “trầm mặc”, và đó là điểm khác biệt giữa người nghĩ ít làm nhiều với người nghĩ nhiều làm ít.

Có khi nào bạn tự hỏi, tại sao trải qua bao nhiêu năm học tập rồi làm việc mà bản thân mình vẫn như xưa, chẳng có thay đổi bao nhiêu, số tiền kiếm được vẫn ít, cuộc sống vẫn cứ chật vật mà không bứt phá trở thành một người khác.

Những sai lầm thường gặp nhất dẫn đến thất bại trong kinh doanh

Đối với một người làm kinh doanh, dù nghe bất cứ ai nói về kinh nghiệm, phương pháp kinh doanh của họ nhưng nếu như bạn không thực hiện thì mọi thứ bạn nghe được sẽ dần lãng quên trong quá khứ, đó là điều tệ hại với những người cần tính thực dụng trong kinh doanh.

Đạo lý kinh doanh là những điều cốt lõi được tích lũy từ nhiều đời doanh nhân, nó vừa là lý thuyết lại vừa là thực tế. Nếu bạn chỉ đọc mà không bắt tay vào triển khai thì đó chỉ là lý thuyết, còn nếu bạn không đọc mà thực hiện thì giống như 1 người kinh doanh lạc bước nhưng điều này tốt hơn việc chúng ta chỉ đọc và nghe mà không làm.

Nếu như bạn không biết gì thì chấp nhận bỏ một khoản vốn nho nhỏ để mạo hiểm kinh doanh và cũng đừng nghĩ đến chuyện mất hay được nữa, bạn chỉ cần bắt tay vào làm thôi là đủ rồi. Và nếu bạn có thất bại thì chúng ta cũng đã học được rất nhiều điều, đó là tiền đề để bạn bắt đầu dự án kinh doanh vào lần sau.

Chẳng hạn, bây giờ Lương muốn kinh doanh quần áo nhưng mà Lương chẳng có hiểu biết về thời trang, cũng chưa bao giờ bán quần áo, vậy thì vấn đề mà Lương quan tâm nhất bây giờ là làm thế nào để tiêu thụ quần áo, Lương chưa quan tâm đến chuyện mình sẽ lỗ hay lãi, Lương chấp nhận bỏ thời gian, công sức, tiền bạc để đánh đổi lấy kinh nghiệm thực tế, và cái quan trọng nhất đó được bắt tay làm thực tế.

Đầu tiên Lương sẽ bắt đầu từ việc đi một vòng khảo sát khu vực thị trường mình sẽ bán quần áo, quan sát và ghi lại có bao nhiêu cửa hàng cạnh tranh trên thị trường, những cửa hàng đó lớn hay nhỏ, họ chủ yếu bán các loại quần áo thế nào…

Khi quay trở về Lương sẽ bắt đầu chuẩn bị vốn, nguồn hàng và ra phố thuê luôn cửa hàng tại vị trí mà mình cho rằng nơi đó tốt nhất.

Khi này Lương sẽ rơi vào 2 trường hợp hoặc là thất bại hoặc là thành công. Nếu thành công thì tiếp tục còn nếu thất bại Lương sẽ di chuyển cửa hàng của mình đến 1 vị trí khác, có thể là gần cửa hàng của đối thủ cạnh tranh và lần này Lương đầu tư nhiều vốn hơn để cạnh tranh.

Trong lần thứ 2 kinh doanh quần áo, Lương vừa có kinh nghiệm vừa biết vị trí cửa hàng mới rất có tiềm năng, bạn nghĩ rằng Lương có thể đẩy được đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường không ? Đương nhiên là có thể nếu ta tiếp tục nỗ lực và mở rộng quy mô cửa hàng lấn át đối thủ.

Người kinh doanh không sợ bất cứ điều gì, chỉ sợ mình không dám làm, không hành động mà thôi. Dĩ nhiên Lương không khuyên bạn liều trong kinh doanh, mà sự mạo hiểm phải có căn cứ khoa học, phải dựa trên đạo lý kinh doanh chúng ta đã tiếp thu từ những người khác trước đó.

Trả lời