Những số liệu “Thần” bộc bạch triển vọng tài chính Việt Nam 2019

2019 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều điểm sáng trên thị trường tài chính Việt Nam nhờ các yếu tố hỗ trợ tích cực từ bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế.

Nhìn lại thị trường tài chính Việt Nam 2018

Năm 2018, nền tảng tài chính của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tinh tế Việt Nam năm 2018 tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng 7,08% mức tăng cao nhất trong 11 năm qua. Có được kết quả này là sự đóng góp tích cực của thị trường tài chính (TTTC).

Năm 2018, quy mô TTTC và hệ thống các định chế tài chính Việt Nam tiếp tục mở rộng; Tốc độ tăng tổng tài sản của các định chế tài chính phi ngân hàng đã được cải thiện ước đạt 203% GDP, tăng 11,5% (năm 2017 tăng 17,5%).

Trong đó, tỷ trọng tài sản của các Tổ chức tín dụng chiếm tới 95,5% (năm 2017 chiếm 96,1%), các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 3,4%, các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ chiếm 1,1%. Trong năm qua, tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng tăng khoảng 11,5% so với năm 2017. Trong đó, tổng tín dụng ước tăng khoảng 14-15% (năm 2017 tăng 17,6%).

Nhìn lại thị trường trong năm 2018 cho thấy, trong nửa đầu năm, thanh khoản hệ thống TCTD khá dồi dào do được hỗ trợ từ việc Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn ngoại tệ. Lãi suất bình quân năm 2018 đã tăng nhẹ. Theo đó, lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11% năm 2017 lên 5,25% năm 2018; Lãi suất cho vay bình quân năm 2018 đạt khoảng 8,91% (năm 2017 là 8,86%).

Năm 2018, tỷ giá VND/USD cũng được điều chỉnh tăng nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,74% so với đầu năm, tỷ giá ngân hàng thương mại tăng 2,65% và tỷ giá thị trường tự do tăng 2,46% so với đầu năm.

Đối với các công ty chứng khoán, tổng tài sản của hệ thống công ty chứng khoán tăng khoảng 20,3% so với năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu tăng 22,8%, tỷ lệ vốn khả dụng bình quân theo báo cáo khoảng 409,7% (cuối năm 2017 là 413,4%).

Còn với các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng tài sản của các doanh nghiệp này tăng 19,4%, tỷ lệ khả năng thanh toán bình quân của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm đạt 239% (cuối năm 2017 đạt 237%), cao hơn mức 100% theo quy định.

Vai trò vốn đối ứng của thị trường vốn cho nền kinh tế gia tăng, giảm gánh nặng cho tín dụng ngân hàng. Cụ thể, tỷ trọng cung ứng vốn từ thị trường vốn cho nền kinh tế tính theo giá trị phát hành thực tế trong năm 2018 chiếm 14% tổng cung ứng vốn (năm 2017 chiếm 10,2%).

Nếu tính theo giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ trọng cung ứng vốn danh nghĩa từ thị trường vốn chiếm khoảng 36,9% tổng cung ứng vốn (năm 2017 chiếm 36,7%).

Chất lượng tài sản của hệ thống định chế tài chính được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống định chế tài chính năm 2018 còn khoảng 2,4% (năm 2017 ở mức 2,5%).

Công tác xử lý nợ xấu của khu vực ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực. Theo báo cáo từ các TCTD, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ mức 2,5% năm 2017 xuống 2,4% năm 2018.

Những tín hiệu trên đã góp phần giúp cải thiện khả năng sinh lời của hệ thống định chế tài chính.

Thống kê của UBGSTCQG đưa ra cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của các định chế tài chính ước tăng 33% so với năm 2017, trong đó lợi nhuận của các Tổ chức tín dụng ước tăng 40% so với năm 2017, lợi nhuận của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ tăng 18,1% so với năm 2017.

Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch UBGSTCQG cho rằng, sức khỏe thị trường tài chính Việt Nam cải thiện thể hiện kết quả tất yếu từ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 1 và sự phục hồi của nền kinh tế..

Cung ứng vốn của thị trường tài chính năm 2018 chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực ngân hàng và gia tăng vai trò của thị trường vốn.

Cung ứng vốn từ khu vực ngân hàng giảm nhưng hiệu quả và chất lượng hơn. Thanh khoản hệ thống được đảm bảo, lãi suất và tỷ giá ổn định. Thị trường chứng khoán tăng trưởng vượt bậc về quy mô với mức vốn hóa thị trường đạt 75% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra của năm 2020.

Những con số đáng tự hào đang vẽ nên một triển vọng cho tài chính Việt Nam

Tuy nhiên, cũng phải nói đến một số mặt còn tồn tại của TTTC. Đầu tiên là sự mất cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Sản phẩm còn gặp hạn chế trong vấn đề mẫu mã, chất lượng, trong khi nhà đầu tư chưa tìm được hướng đi thích hợp. Đồng thời, thị trường trái phiếu còn gặp nhiều vấn đề (Dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp ước đạt khoảng 7% GDP, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của các nước trong khu vực (21%),  khiến nó chưa thực hiện tốt vai trò là kênh cung cấp vốn cho các DN.

Thứ hai, vốn cung ứng từ khu vực ngân hàng vẫn đang đóng vai trò chính cho nền kinh tế, tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong các vấn đề như: tỷ lệ an toàn vốn, xử lý nợ xấu, dòng vốn tín dụng.

Cuộc chiến tran thương mại Mỹ – Trung Quốc dự báo sẽ đi đến một thỏa thuận thương mại trong tương lai, điều đó dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trên thế giới.

Thị trường tài chính 2019 hứa hẹn nhiều triển vọng

Dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2019, UBGSTCQG dự báo: kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7%.

Theo đó, năm 2019, bởi nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước giúp áp lực lên tỷ giá được giảm đi rất nhiều, khả năng đồng USD sẽ không có có sự chênh lệch quá nhiều. Lạm phát tổng thể có khả ăng kiểm soát khoảng 4% do giá dầu thế giới có xu hướng giảm. Chính điều này đã hỗ trợ các chính sách tỷ giá tiến dần đến điểm cân bằng ngang giá tiền tệ.

Dòng vốn tín dụng có thể sẽ không có nhiều thay đổi, giữ ở mức cân bằng như năm 2018. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ dòng vốn ngân hàng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Giá dầu thế giới không có biến động, đồng USD suy yếu đã góp phần giảm áp lực lạm phát, cũng là làm gảm áp lức từ phía tỷ giá, mặt bằng lãi suất có thể được giữ ở mức ổn định.

Cuộc chiến tranh thương mãi Mỹ – Trump sẽ tác động trực tiếp lên thị trường chứng khoán Việt Nam 2019. Do đó, ổn định tài chính cần tiếp tục được coi là một trong các ưu tiên trong điều hành chính sách 2019. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các thị trường mới nổi có khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài do kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán.

Min

 

 

 

Trả lời