Nguồn gốc của ngân hàng (Vai trò của ngân hàng)

Chủ đề này tìm hiểu về Nguồn gốc của ngân hàng (Vai trò của ngân hàng) và các vấn đề liên quan khác.

Nguồn gốc của ngân hàng ra đời  như thế nào

Các vấn đề tìm hiểu dưới góc nhìn Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Nhu cầu tạo ra Nguồn gốc của Ngân hàng.

>> 4 Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam (Ngân hàng đầu tiên trên thế giới)

  • Có một nhu cầu đã tạo ra nguồn gốc của Ngân hàng đó là: Vật phẩm cá nhân được ký gửi vào năm 3500 trước công nguyên. Nơi xuất hiện nhu cầu này là ở TÂY ÂU.
  • Đến thế kỷ 6 trước công nguyên, các nhu cầu liên quan đến tiền cho vay ( như gửi, ký gửi…) đã xuất hiện, chính thức hình thành rõ ràng nhất Nguồn gốc của Ngân hàng.
  •  Sau cùng, Ngân hàng Amsterdam được thành lập vào năm 1609 tại Quốc gia HÀ LAN.

Vai trò của ngân hàng

Các vấn đề tìm hiểu dưới góc nhìn Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Những ý nghĩa thực tế, và đóng góp thực tế.

>> Trụ sở đầu tiên của Vietinbank ở Đâu (lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam)

Những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế và quá trình đổi mới ở Việt Nam trong 20 năm qua

Đại hội Đảng lần thứ VI và những văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước theo hướng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong 20 năm qua, công cuộc đổi mới nền kinh tế đã đạt được nhiều thành công, các chỉ số kinh tế cơ bản như GDP, xuất nhập khẩu, đầu tư, thu chi ngân sách nhà nước đều đạt cao và bền vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

>> Ngân hàng trung gian là gì (tìm hiểu các thông tin và vấn đề liên quan)

Có được kết quả trên, ngoài sự đóng góp chung của cả nước, phải kể đến những nỗ lực của các ngành, các cấp, trong đó có ngành ngân hàng.Trong từng thời kỳ, đổi mới hoạt động ngân hàng được coi là đột phá khẩu và có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam, thể hiện ở những nội dung chính sau:

Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;

Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh;

Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước;

Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tác bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm;

Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các qui định về bảo vệ môi trường.

 

Một số thành tựu trong xây dựng và phát triển của ngành ngân hàng trong 20 năm đổi mới

Sau 20 năm thực hiện đổi mới, bên cạnh những cố gắng hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao để có đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình xây dựng và trưởng thành, cụ thể là:

– Đã hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, nhờ đó đã thiết lập được một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Tính đến cuối năm 2005, hệ thống các TCTD Việt Nam bao gồm 5 NHTMNN, 1 Ngân hàng Chính sách xã hội, 25 NHTMCP đô thị, 11 NHTMCP nông thôn, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 44 văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam, 6 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính, gần 900 quĩ tín dụng nhân dân. Đáng chú ý, hai Luật ngân hàng có hiệu lực từ cuối năm 1998 là bước tiến mới về củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Năng lực xây dựng và điều hành, quản lý tiền tệ – tín dụng – ngân hàng của NHNN đã được nâng lên một tầm cao mới, thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia và hoạt động có hiệu quả;

– Các chỉ số về tiền tệ – ngân hàng đã được cải thiện đáng kể: Tổng phương tiện thanh toán so với GDP tăng từ 26,5% năm 1991 lên 75,2% năm 2004; tỉ lệ tiền gửi so với GDP tăng từ 18,1% năm 1991 lên 60,3% năm 2004; tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán giảm từ 31,6% năm 1991 xuống 20,6% năm 2004 và khoảng 18% năm 2005, ..v.v;

– Chính sách lãi suất đang từng bước được đổi mới, phù hợp với cơ chế thị trường. Trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố, các TCTD chủ động ấn định lãi suất huy động và cho vay theo hướng đảm bảo các qui định an toàn và hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng;

– Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa, xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, của Luật Doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối đã được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ương hiện đại;

– Chính sách tỉ giá đã bước đầu được điều hành tương đối linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên cơ sở rổ tiền tệ, tỉ giá vì thế đã phản ánh tương đối chính xác sức mua của VND và tương quan giữa VND với các loại ngoại tệ của các nước có quan hệ thương mại, đầu tư và tín dụng với Việt Nam. Việc điều chỉnh tỉ giá linh hoạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM và NHNN tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng phần lớn các nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và đảm bảo mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối nhà nước;

– Xây dựng được bộ máy quản lý và mạng lưới tổ chức phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Trong đó, đội ngũ cán bộ trong ngành ngân hàng trưởng thành nhanh chóng, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và công nghệ ngân hàng hiện đại, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày càng có tính chuyên nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về tài chính – ngân hàng;

– Nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (từ tháng 10/1993). Quan hệ hợp tác với các tổ chức đa phương, song phương được tăng cường, để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam và thu hút nguồn vốn phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy việc Việt Nam sớm gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

– Xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý và qui trình nghiệp vụ ngân hàng phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, từng bước hình thành một sân chơi bình đẳng, công bằng cho các TCTD và các doanh nghiệp trên cơ sở hiệu quả sử dụng vốn vay chứ không phụ thuộc nhiều vào thành phần kinh tế như trước đây;

– Cơ sở vật chất của các TCTD ngày càng được tăng cường, đảm bảo điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ với các trang thiết bị cần thiết;

– Khung khổ pháp lý về hoạt động thanh toán qua ngân hàng không ngừng được hoàn thiện, làm cơ sở để các TCTD đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến qui trình giao dịch. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng đã giúp các TCTD mở rộng các loại hình và phương thức cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng hiện đại;

– Đã xây dựng được hệ thống công nghệ ngân hàng đạt trình độ trung bình trong khu vực, nhất là sau khi thực hiện thành công Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn I. Quá trình đổi mới và áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tạo ra sự đồng bộ, có khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân hàng.

 

Những đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế chủ chốt

Trong quá trình đổi mới, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Trong điều kiện thị trường tài chính còn sơ khai, tín dụng ngân hàng là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế trong suốt 20 năm qua. Dư nợ tín dụng ngân hàng tăng trung bình khoảng 25%/năm và hiện chiếm khoảng 50% GDP.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Chính phủ, nhiệm vụ của ngành ngân hàng, từng ngân hàng đã xây dựng và thực thi chính sách tín dụng riêng phù hợp, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với nguồn vốn ngân sách, tín dụng ngân hàng đã góp phần vào việc thực hiện thành công nhiều chương trình, dự án lớn của quốc gia và của các ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực nông nghiệp. Đây là hai nhóm ngành đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chẳng hạn, tỷ trọng tín dụng ngân hàng dành cho khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản năm 2004 lần lượt chiếm gần 40% và 30% tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Trong cơ cấu GDP năm 2004, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 40% và khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 22%.

Nhận thức sâu sắc quan điểm kinh tế nhiều thành phần và vai trò của các khu vực kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến căn bản về hoạt động tín dụng, tỉ trọng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã tăng từ khoảng 20% năm 1989 lên khoảng 50% trong giai đoạn hiện nay. Nhờ đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 31% giá trị sản xuất công nghiệp và 26% GDP, tạo công ăn việc làm cho 26% lao động trong nước.

Thông qua đổi mới hoạt động tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã biến quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ và NHNN thành hiện thực. Những quan điểm đổi mới này được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp quy, trong đó có đổi mới tín dụng ngân hàng. Những ý tưởng quan trọng này được khởi nguồn từ Quyết định 32/1977/CP của Hội đồng Chính phủ về chủ trương cải tiến và mở rộng tín dụng ngân hàng, các văn bản của Nhà nước và của ngành ngân hàng ban hành sau năm 1986, trong đó có Quyết định số 1300/1990/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thử nghiệm xóa bỏ bao cấp trong xây dựng cơ bản.

Đáng chú ý, ngành ngân hàng đã coi đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng là khâu quan trọng trong đổi mới quản lý kinh tế, từng bước xóa bỏ phương thức quản lý bao cấp sang quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp đã phát huy tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, giảm dần sự ỷ lại và trông chờ vào sự bao cấp của Chính phủ. Ngành ngân hàng cũng đóng góp đáng kể vào việc phát huy nội lực, huy động các nguồn vốn trong nước cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ nền kinh tế khép kín và phụ thuộc vào nhập khẩu sang nền kinh tế mở định hướng xuất khẩu, tăng dần khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.