Một thị trường tốt có những yếu tố như thế nào

Khi nhìn vào 1 thị trường làm sao chúng ta biết nó có tiềm năng hay không ? Những yếu tố như thế nào sẽ tạo thành 1 thị trường tốt. Trong bài viết này, Lương sẽ chỉ ra những yếu tố để mọi người có thể đánh giá khái quát về một thị trường.

Trong kinh doanh người ta luôn cố gắng tìm đến 1 nơi không có nhiều đối thủ cạnh tranh, và bạn cũng không ngoại lệ.

1, Thị trường có ít đối thủ cạnh tranh

Muốn là người đi đầu và cắn được nhiều miếng bánh của thị trường thì việc trước tiêu là kinh doanh ở những nơi có quá nhiều người cùng bán sản phẩm giống, nếu tiếp tục cạnh tranh bạn sẽ chẳng còn 1 đồng xu tiền vốn nào hoặc bạn sẽ phải chấp nhận ăn chung 1 miếng bánh với kẻ khác.

Nếu thị trường không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát thị trường, định vị trong tâm trí người mua về thương hiệu của bạn, thị trường là của riêng bạn lúc bấy giờ.

Tiến trình khởi nghiệp của 1 người tầm thường thì sẽ diễn ra như vậy

2, Nhu cầu của khách hàng

Nếu mong muốn sử dụng hàng hóa của khách hàng phù hợp với loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp thì có thể xem bạn đã giải được 1 bài toán. Nếu khách hàng chưa có khái niệm về ngành hàng chúng ta kinh doanh, vậy thì bạn sẽ phải tốn một khoản tiền kha khá để làm thương hiệu, thị trường, chăm sóc và hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng, mua hàng.

Như vậy nhu cầu khách hàng sẽ có lợi cho chúng ta khi bạn không phải tốn nhiều chi phí xây dựng thị trường, nhu cầu thị trường tốt khi mà chúng ta đưa sản phẩm ra thì người mua sẵn sàng trả tiền để sở hữu nó.

Nhưng thị trường thực tế không như mơ, bạn nhất định phải trả chi phí để định vị thương hiệu trong đầu khách hàng. Chỉ có điều, thị trường sẽ tối ưu hơn nếu như thái độ của khách được cho là tích cực với sản phẩm chúng ta bán.

3, Những sản phẩm cạnh tranh gián tiếp không quá nhiều và mạnh

Trên thị trường có 2 loại đối thủ, một là đối thủ trực tiếp và hai là đối thủ gián tiếp. yếu tố thứ nhất mà chúng ta vừa nghiên cứu là loại đối thủ kinh doanh trực tiếp. Còn loại thứ 2 là có sản phẩm/dịch vụ mà khi khách hàng định mua 1 cái điện thoại nhưng chiếc máy nhắn tin đời cổ lại thu hút họ, thế là họ mua máy nhắn tin chứ không phải máy điện thoại.

Hoặc là khi khách hàng định mua mỳ tôm nhưng nhận ra rằng mua thịt sườn về hầm cháo sẽ ngon hơn, thế là họ sẽ không mua mỳ tôm của bạn nữa. Những sản phẩm như thế gọi là sản phẩm gián tiếp, sản phẩm của họ không giống với của bạn nhưng vẫn có thể cạnh tranh, và khi độ cạnh tranh đủ lớn sẽ đánh bật sản phẩm của bạn.

Nếu thị trường có sản phẩm gián tiếp quá mạnh hoặc quá nhiều sản phẩm cạnh tranh gián tiếp thì đó không phải là một thị trường tốt, việc nhảy vào thị trường như muốn bỏ biển, sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để nói khách hàng “ Hãy mua hàng của tôi, hàng của tôi mới là thứ mà các bạn cần trực tiếp”.

4, Điều kiện sản xuất kinh doanh, chính sách pháp luật

Kinh doanh ở mỗi vùng miền cụ thể đều phải tuân thủ những chính sách quản lý kinh tế ở nơi đó. Có những , hỗ trợ đầu tư kinh doanh ngành thép nhưng có những nơi không quy hoạch để sản xuất thép vì sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Trước khi bắt đầu kinh doanh cần nghiên cứu 1 lượt các chính sách pháp luật, môi trường xã hội, thói quen tiêu dùng. Tổng hợp và đánh giá xem với những điều kiện pháp luật như thế thì có thể mở nhà máy, đặt công ty kinh doanh tại đó, người tiêu dùng có dễ dàng chấp nhận sản phẩm của bạn hay không ?

Ngoài ra bạn cũng phải lưu tâm đến độ tuổi và văn hóa của người tiêu dùng tiềm năng tại nơi đó. Có nhiều vùng, người trẻ tuổi đi làm xa chỉ còn người già và trẻ em. Hoặc là văn hóa tại vùng đó họ không thích ăn thị trâu vì cho rằng trâu là con vật quý giá ,thiêng liêng, thế nên người bán thịt trâu ở nơi đó có thể sẽ bị họ kỳ thị.

Ok, mọi người hỏi về thị trường để lại trong phần bình luận..

Trả lời