Khi nhắc đến siêu thị mini chúng ta vẫn nghĩ hình thức này chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn, cũng chẳng mấy ai nghĩ loại hình này có thể sống tốt ở khu vực nông thôn. Ngay ở các khu vực ngoại thành, người ta vẫn rất dè chừng trong việc mở siêu thị mini vì sợ sẽ gặp thất bại, sợ người dân không quen với việc mua sắm kiểu mới này. Nhưng trên thực tế chính người dân lại là người rất mong muốn ở khu vực minh sinh sống có những cửa hàng như thế.
1.Hãy xem siêu thị mini là một cửa hàng tạp hóa kiểu mới
Nếu bạn chịu khó tìm hiểu thì có thể thấy nhiều điểm trùng hợp giữa cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini. Mở siêu thị mini chỉ là cách bạn khoác cho cửa hàng tạp hóa một chiếc áo mới, sắm thêm một số phụ kiện để chuyên nghiệp hóa việc bán hàng và kiểm soát lợi nhuận như máy tính tiền, máy in hóa đơn, quầy kệ…
Khi hỏi về vấn đề mua hàng cũng như khâu thanh toán ở các siêu thị lớn thì từ đứa trẻ lên 5 cho đến các ông các bà ở độ tuổi 60 cũng đều biết ít nhiều về hình thức này. Họ biết khi vào siêu thị họ sẽ tự tìm hàng mình cần rồi mang ra thanh toán bằng máy, nhận hóa đơn về rồi trả tiền.
Vì thế mở một siêu thị mini ở vùng nông thôn là rất tiềm năng nhưng sẽ có sự cạnh tranh với các hình thức bán hàng truyền thống. Nhưng nếu siêu thị của bạn được thiết lập một cách chuyên nghiệp với mặt hàng đa dạng từ khâu sắp xếp hàng hóa, phục vụ khách hàng cũng như có giá thành cạnh tranh, nhiều chương trình ưu đãi thì không phải lo sẽ không có khách.
2. Tự người dân thay đổi thói quen mua sắm
Ở các vùng quê chúng ta thường quen với việc mua đồ ở các cửa tiệm tạp hóa, chợ phiên, chợ cóc hay trên các đại siêu thị lớn. Đó là thói quen tiêu dùng đã ăn sâu vào trong tâm trí của nhiều người, cũng như vào hàng tạp hóa ra chợ mua đồ sẽ phải có vài câu mặc cả. Nhưng đó không phải là tất cả, hiện nay với sự phát triển của kinh tế, công nghệ thì đã có một bộ phận, đặc biệt là người ở độ tuổi từ 15 đến 45 đã thay đổi dần khái niệm mua sắm.
Họ không chỉ chọn mua sắm tại các kênh bán hàng truyền thống, họ chuyển sang các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Khi vào siêu thị mini, khách hàng có thể tự vào và tìm chọn sản phẩm mình cần rồi ra thanh toán mà không cần phải đứng ngoài chờ đợi gọi tên mặt hàng và chờ lấy hàng. Hình thức hoạt động giống như các siêu thị lớn vì thế nhiều khách hàng ở nông thôn cũng rất hưởng ứng việc mua sắm ở các siêu thị mini.
Họ chọn mua thức ăn tươi sống, rau củ ở chợ còn các mặt hàng tiêu dùng khác thì các cửa hàng tạp hóa là sự lựa chọn hàng đầu. Nhưng nếu khu vực họ sinh sống có siêu thị mini thì hiển nhiên rồi chẳng cần quảng cáo rầm rộ khách hàng cũng sẽ tìm đến và thử mua hàng. Nếu ngay từ đầu siêu thị của bạn đã khiến họ hài lòng thì có nghĩa bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng trung thành nữa.
3. Chi phí đầu tư thấp, lãi vẫn thu đều như cửa hàng trên phố
Nếu như siêu thị mini ở trên thành phố thường chỉ có diện tích khoảng 30m2, rộng hơn cũng vào 100m2. Cửa hàng càng rộng, vị trí càng đẹp thì chi phí mặt bằng càng cao, có khi một tháng cũng rơi vào khoảng 7 đến 15 triệu đồng.
Ở quê cũng bằng ấy diện tích số tiền chỉ bằng 1/2, 1/3. Diện tích càng rộng người dân càng thích và bạn sẽ trưng bày được nhiều hàng hơn. Các chi phí khác cũng rẻ hơn rất nhiều điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số vốn không nhỏ.
Bạn nên chọn mở cửa hàng ở ven đường quốc lộ, các khu vực trung tâm của huyện, thị xã, hay trên các tuyến đường liên thôn, liên xã. Tuy từng khu vực bạn sẽ chọn địa điểm diện tích phù hợp, nơi tập trung đông dân cư.
Ngoài tiền lãi từ sản phẩm, các cửa hàng còn được thêm chiết khấu khi nhập hàng, tiền hỗ trợ từ các nhóm hàng mình trưng bày sản phẩm, doanh thu thêm từ các sản phẩm khuyến mãi… Vì thế khi mở siêu thị mini ở nông thôn các bạn rất khó để thất bại.