Kinh tế chia sẻ là gì: Xu hướng kinh doanh ở Việt Nam

Là một hình thức kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ là gì khi giúp doanh nghiệp thu về những khoản lợi nhuận lớn mà không cần nhiều tiền vốn đầu tư, đó là điểm hay của kinh tế chia sẻ.

Kinh doanh nhưng lại không mất tiền vốn, đó là mong muốn của những người khởi nghiệp kinh doanh có ít vốn đầu tư, và kinh tế chia sẻ giúp bạn làm điều này rất hiệu quả. Nhưng giúp như thế nào, chúng phải thực hiện mô thức kinh tế chia sẻ theo các bước ra sao thì bạn sẽ phải nghiên cứu sâu hơn vấn đề, và đó cũng là lý do mà Lương viết bài viết này.




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

Airbnb là một ví dụ điển hình nhất về kinh tế chia sẻ, ở nước ngoài Airbnb được rất nhiều người trên thế giới yêu thích và vận dụng để kiếm tiền, nếu so sánh về mức độ yêu thích thì Airbnb có lẽ chỉ đứng sau Uber mà thôi.

Airbnb là một mô hình kinh tế chia sẻ ứng dụng trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ… Airbnb, Uber, Grab có cùng bản chất phát triển và phong cách hoạt động kinh doanh. Nhưng chúng ta phải nói thẳng với nhau rằng khi những mô thức kinh tế chia sẻ này đến Việt Nam, chúng rất khó khăn để phát triển và thu về nhiều lợi nhuận. Bạn thấy đấy, Airbnb ở Việt Nam không phải là một cái tên nổi bật, Uber mặc dù làm công tác truyền thông tốt nhưng đã có quá nhiều thông tin nói về những vấn đề trục trặc trong quá trình kinh doanh của hãng này.

Kinh tế chia sẻ giúp lợi ích của bạn nhiều hơn, lợi ích của dối tác, khách hàng cũng nhiều hơn

Thuật ngữ “ Kinh tế chia sẻ” được đặt như vậy là bởi vì nó dùng nguyên tắc chia sẻ nguồn vốn để kinh doanh, bằng cách này mỗi ông chủ của mô thức kinh tế chia sẻ sẽ huy động nguồn vốn từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội, số lượng người “cho bạn vay tiền mà không không phải trả lãi suất” để thực hiện kinh doanh có thể là hàng nghìn người, hàng triệu người, hàng chục triệu người trong nước và trên thế giới.

Bởi vậy mà 2 chữ “ Chia sẻ” trong mô hình hoạt động kinh doanh có sức mạnh và sức ảnh hưởng rất lớn, bản chất của “ Kinh tế chia sẻ” là mang một vấn đề phức tạp của 1 công ty(tập đoàn) chia đều cho hàng triệu người người, tức là trách nhiệm của bạn không còn nhiều nhưng lợi nhuận bạn thu về lại rất lớn theo lợi thế quy mô.

Uber, Grab là những mô hình kinh tế chia sẻ tồn tại được ở Việt Nam cho đến thời điểm này đã thể hiện rất rõ ràng sự tiềm năng của nó trong nền kinh tế, và trong tương lai rất có thể kinh tế chia sẻ sẽ là xu hướng kinh doanh bậc nhất, cho dù Uber hay Grab có tồn tại hay không thì sẽ vẫn có 1 mô thức phát triển tốt hơn ra đời, đó có thể là hình dáng khác của kinh tế chia sẻ hoặc là phiên bản cao hơn của nó.

Làm thế nào để có khoản thu nhập thứ 2 ổn định

Mới đây thôi Vũ Khắc Tiệp, là người quản lý công ty Sao Kim hoạt động trong lĩnh vực truyền thông , giải trí. Chẳng ai còn lạ lẫm với cái tên Vũ Khắc Tiệp bởi vì anh ta và Ngọc Trinh đã xuất hiện trên rất nhiều mặt báo. Cho dù anh ta có nổi tiếng bao nhiêu cũng chẳng quan trọng, mà vấn đề là mới đây anh ta thâu tóm 1 ứng dụng gọi xe Việt có tên FaceCar, bản chất giống hệt Uber và Grab, Airbnb, bởi vì nó cũng là một mô thức kinh tế chia sẻ.

Rõ ràng những người quản trị lớn này nhận ra mức độ tiềm năng từ kinh tế chia sẻ, nhưng có lẽ muốn phát triển kinh tế chia sẻ ở Việt Nam thì phải cần thái độ “ Chai lì”, kiên trì và bền bỉ, sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các bên liên quan thì mới kỳ vọng sự phát triển. Ở Việt Nam, những mô thức Uber, Grab gặp vấn đề trong quá trình kinh doanh cũng bởi vì lý do này dẫn tới không cạnh tranh và bị rất nhiều người đánh giá về hiệu quả, lợi ích…

Thực ra cách mà Uber, Grab làm ở thị trường Việt Nam không sai nhưng bản chất của mô hình này là phải chia sẻ, và chỉ khi chia sẻ thì họ mới huy động được một nguồn lực lớn thông qua đó phát huy được bản chất của Airbnb, Uber, Grab… Vì vậy trước tiên muốn phát triển kinh tế chia sẻ sẽ phải lợi ích với đối tác là những người cho bạn vay vốn, cho bạn mượn tài sản, cùng tư duy chiến lược với bạn, cùng vượt qua khó khăn với bạn.

Sau đó là vấn đề về nhu cầu của khách hàng, người mua của bạn cần giá bán rẻ hơn so với giá thị trường, dịch vụ hay sản phẩm mà họ trải nghiệm phải tốt hơn so với thị trường. Và chắc chắn bạn phải làm tốt điều này, giá thành rẻ và chất lượng tốt là kết quả của 2 chữ “ Chia sẻ” và khi bạn không làm được thì thất bại là điều đương nhiên.

Bởi vậy lợi thế lớn nhất khi áp dụng mô thức kinh tế chia sẻ là mọi người đều sẽ nhận được lợi ích nhiều hơn, bạn có lợi nhuận nhiều hơn,  đối tác của bạn kiếm được nhiều tiền hơn, khách hàng của bạn nhận được nhiều giá trị hơn.

Khó khăn nhất của kinh tế chia sẻ

Ở nước ngoài kinh tế chia sẻ cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, một trong những nguyên nhân đó là quá kỳ vọng và tin tưởng vào nguồn lực xã hội, thậm chí có nhiều ông chủ còn cho rằng:

“ Tôi đã mất công sáng lập ra mô thức kinh tế chia sẻ rồi, việc tiếp theo là của mọi người, tôi chẳng quan tâm và tôi cũng chẳng cần biết, anh làm nhiều thì được nhiều, làm ít được ít”, đây là quan niệm sai lầm bởi vì không phải cũng có đủ phương tiện, công nghệ, thời gian, kiến thức, tiền vốn để giúp họ thực hiện mô thức kinh tế chia sẻ, và cuối cùng thất bại, tất cả là vì nhận thức của ông chủ thiếu toàn diện.

Trong email của 1 bạn độc giả gửi về cho Lương chia sẻ rằng bạn ấy muốn đầu tư một chiếc xe hơi để đăng ký chạy Uber kiếm tiền, rõ ràng là bạn ấy đã tìm hiểu qua lợi ích mà Uber chia sẻ thế nhưng bạn ấy không biết rằng cũng chính vì lợi ích mà bạn ấy và Uber cùng kỳ vọng đã đẩy tình thế của 2 người vào hoàn cảnh khó xử, chắc gì kiếm tiền từ Uber đã bù đắp được giá trị chiếc xe, và cũng không thể khẳng định số lợi ích Uber muốn kiếm được từ chiếc xe mới này đã đủ.

Nói ngắn gọn và dễ hiểu thì cả 2 bên đối tác và người sáng lập mô thức kinh tế chia sẻ đều mơ ước lợi ích quá nhiều, mà công cụ phục vụ hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ chưa chắc đã tốt, đã phù hợp với mong muốn của thị trường. Vì thế quá kỳ vọng là một nhược điểm của kinh tế chia sẻ, kỳ vọng vào nguồn lực lớn, kỳ vọng lợi ích lớn và kỳ vọng về những giá trị cung cấp cho xã hội quá lớn.

Ngoài ra sức cạnh tranh của ngành lớn cũng dẫn đến những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong khi đó ở Việt Nam có rất nhiều người vẫn đang vất vả kiếm từng đồng tiền nhỏ để mưu sinh chứ chưa nói đến việc lựa chọn dịch vụ từ mô hình kinh tế chia sẻ của nhiều nhà cung cấp khác nhau cùng cạnh tranh trên thị trường.

Xu hướng phát triển của kinh tế chia sẻ trong tương sẽ là Miễn Phí

Thực sự thì tiềm năng và lợi ích đến từ kinh tế chia sẻ lớn hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại, nhờ nguồn lực tổng hợp từ xã hội sẽ tạo ra một lượng công việc cho nhiều người, thậm chí mỗi người ở thành phố lớn đều có thể tham gia và kiếm tiền từ kinh tế chia sẻ. Và một trong những xu hướng phát triển có thể là sử dụng, dịch vụ từ của kinh tế chia sẻ miễn phí.

Kinh tế chia sẻ là một quà trình dài hạn và những mô hình chúng ta nhìn thấy trong thời điểm hiện tại chỉ đang đáng ứng ở giai đoạn đầu của mô thức kinh tế này, nhưng nếu cứ phát triển theo cách hiện tại thì có lẽ kinh tế chia sẻ không thể phát huy hết sức mạnh to lớn của nó.

Những người sử dụng nguồn lực của mình để tham gia vào nó có lẽ sẽ chỉ thu về nguồn lực mà họ đã bỏ ra, giá bán dịch vụ mà họ cung cấp sẽ được kéo về mức thấp nhất đến mức mà người dùng nhận thấy sự “miễn phí” một cách rõ ràng. Và một khi xuất hiện mô hình kinh tế mới thì kinh tế chia sẻ sẽ phải nhường chỗ và không thể tồn tại.

Kinh tế chia sẻ miễn phí nhưng cần nâng cao giá trị để tồn tại

Bởi vậy, quá trình phát triển của kinh tế chia sẻ không chỉ gắn liền mức giá bán thấp so với thị trường mà còn phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng/người tiêu dùng. Vào thời điểm trước mắt mọi người sẽ vẫn sử dụng dịch vụ/sản phẩm của mô hình kinh tế này nhưng trong lâu dài người sáng lập, người vận hành kinh doanh cần những thay đổi và đột phá mới hơn, mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.

Trái lại nếu mong muốn và nhu cầu của khách hàng không được đáp ứng tốt hơn, tức là nguồn lực mà xã hội mang đến cho người sáng lập và người vận hàng không được sử dụng hiệu quả, trong khi đó tiềm lực của kinh tế chia sẻ lại quá lớn. Khi nguồn lực không phát huy tác dụng của nó và người tiêu dùng không được đáp ứng thì mô hình kinh tế sẽ nhanh chóng bị thất bại.

Ngoài ra chúng ta phải nói thêm rằng, năng lực vận hành kinh doanh hiện nay của chúng ta còn chưa phát huy mạnh mẽ, nhiều người còn chưa định hướng phải phát triển 1 công ty như thế nào, mà chỉ định nghĩa rằng “ Kinh doanh là phải thu lợi nhuận, nếu không có lợi nhuận thì sẽ không làm”.

Đúng là vậy, nếu không có lợi nhuận thì chúng ta chẳng dại gì kinh doanh, nhưng chúng ta phải hiểu cho đủ câu nói này. Trước khi bạn thu lợi nhuận, bạn cần cung cấp một giá trị nào đó cho cộng đồng, thông qua việc trả tiền của khách hàng bạn thu tiền lãi.

Khi thị trường chấp nhận giá trị mà bạn cung cấp cho họ, sẽ có nhiều người cùng tham gia vào lĩnh vực làm cho số lượng nhu cầu tăng cao và số lượng người kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ càng nhiều hơn, cuối cùng mức giá bán dịch vụ sẽ được hạ thấp và chất lượng phục vụ được nâng cao. Giá hạ thấp không có nghĩa là bạn không có lợi nhuận, mà lợi nhuận thậm chí rất lớn và đó cũng là bản chất của kinh tế chia sẻ.

Kinh tế chia sẻ là việc chúng ta chia sẻ tất cả mọi thứ để mọi người đều có lợi từ mô hình này, từ đầu vào đến đầu ra, từ tiền vốn ban đầu cho đến tiền lãi thu về, từ nhân lực đầu vào đến khách hàng sử dụng, từ người sáng lập mô hình đến người thực thi dự án kinh doanh. Chi phí được chia sẻ, lợi nhuận được chia sẻ, giá bán được chia sẻ, chất lượng cao cấp của dịch vụ được chia sẻ… điều đó giúp cho người kinh doanh dễ dàng hơn trong việc thuyết phục khách hàng.

Okay, Lương vừa chia sẻ với bạn mô thức kinh tế chia sẻ, nếu bạn còn câu hỏi nào bạn comment cho Lương trong phần bình luận, gặp lại bạn trong những bài viết chia sẻ kinh tế, kinh doanh khác.

Một trả lời tới to “Kinh tế chia sẻ là gì: Xu hướng kinh doanh ở Việt Nam”

  1. Anh Lương cho em hỏi em đang kinh doanh dịch vụ tuyển dụng nhân sự giống như timviecnhanh hay vietnamworks nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều mà vốn lại rất ít, chủ yếu là em có nguồn ứng viên dồi dào đủ để đáp ứng cho khách hàng. Vậy em có thể áp dụng hình thức kinh tế chia sẻ cho ngành nghề của em được ko, nếu được thì anh hướng dẫn giúp em là em phải lên kế hoạch như thế nào được ko ạ, em cám ơn anh Lương

Trả lời