Không dựa dẫm vào thiên nhiên, người dân Trung Quốc tự nuôi sống mình bằng những mô hình chăn nuôi, sản xuất nhân tạo

Đang là đất nước đông dân nhất thế giới với số lượng lên đến 1,4 tỷ dân. Trung Quốc đang không chỉ gặp vấn đề về diện tích mà còn là việc sinh sống, liệu những sản phẩm tự nhiên, làm ra có đủ cung cấp cho người dân nơi đây. Câu trả lời nằm ngay ở ngay những địa điểm chăn nuôi, sản xuất lớn của Trung Quốc.

Hình ảnh chụp từ trên cao của vùng nuôi cá

Đầu tiên là Vịnh Ninh Đức (Ningde Bay), tỉnh Phúc Kiến (tọa độ 26°43’02.8″N 119°57’45.2″E) với hàng triệu ngôi nhà bè nổi trên mặt biển. Những nhà bè này kéo dài từ tỉnh Chiết Giang cho đến Quảng Đông. Chúng chính là những trang trại nuôi trồng thủy hải sản nhân tạo của Trung Quốc.

Khác với nhiều quốc gia, thay vì tự đánh bắt thì Trung Quốc thực hiện tự nuôi trồng. Điều này mang lại nhiều lợi ích bất ngờ: giảm chi phí, giảm rủi ro, tăng thu nhập do nuôi trồng công nghiệp những mặt hàng “hot” như tôm, cua, ghẹ, ngao sò…Không chỉ tận dụng biển mà kể cả sông hồ, ao suối đều được quốc gia này tận dụng để nuôi thủy hải sản.

Theo thống kê, trong số 65 triệu tấn hải sản Trung Quốc tiêu thụ (chiếm tới 45 % lượng tiêu thụ của cả thế giới), chỉ có 15 tấn được đánh bắt ngoài tự nhiên, số còn lại được nuôi trong các trang trại. Trái ngược lại ở Nhật Bản, khoảng 90% thủy sản tiêu thụ là đánh bắt ngoài tự nhiên.

Cũng có số lượng dân như Trung Quốc, nhưng Ấn Độ chỉ tiêu thụ khoảng 4,8 triệu tấn hải sản một năm – một sự chênh lệch rất lớn. Được biết, trong bữa cơm gia đình hàng ngày tại Trung Quốc, hải sản được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Nhờ những trang trại nuôi trồng thủy sản rộng lớn này mà các hộ gia đình Trung Quốc có thể thưởng thức cá, tôm, ngao sò, ghẹ… với giá rẻ như vậy.

Một địa điểm thú vị khác là Thành phố Nanxun-Hồ Châu-Chiết Giang (tọa độ 30°46’14.5″N 120°09’02.9″E).  Là một trong những vùng đất đông dân nhất của Trung Quốc (100 triệu người), nơi đây là được ban tặng nguồn nước ngọt mang theo phù sa từ các con sông mà thổ địa nơi đây đủ phù nhiêu để giúp người dân nuôi trồng thủy sản. Ở đây có hàng triệu ao nuôi cá, và xung quanh được phủ xanh bởi những hàng cây.

Đồng thời, họ còn áp dụng mô hình cá-dâu-tằm để cải tạo đất cũng như tăng năng suất. Đến đây có lẽ nhiều người đã hiểu tại sao Trung Quốc lại thống trị thế giới về sản lượng tơ tằm (84% toàn cầu), sản lượng cá nước ngọt (66%) cũng như sản lượng điện mặt trời (25,8%).

Ngoài ra, trong các ao cá họ còn trồng thêm củ sen, cải, khoai môn, thậm chí họ còn nuôi cả ong lấy mật.

Địa điểm thứ 3 mà chúng tôi muốn giới thiệu là houguang-Sơn Đông (tọa độ 36°44’15.9″N 118°44’14.7″E). Ở đây họ xây những nhà kính được điều chỉnh môi trường, như nhiệt độ hay độ ẩm để trồng các loại rau củ quả. Họ có thể trồng bất kỳ loại rau củ nào quanh năm, với chất lượng tốt và sản lượng cao.

Theo số liệu của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO), lượng tiêu thụ rau củ quả ở Trung Quốc đạt khoảng 700 triệu tấn/năm, tương đương 40% lượng tiêu thụ toàn cầu. Nếu so sánh với 180 triệu tấn tiêu thụ của Ấn Độ, Trung Quốc rõ ràng cao hơn 3,8 lần dù lượng người ăn chay ở Ấn Độ nhiều hơn và lượng đất nông nghiệp của Trung Quốc ít hơn.

 

 

 

 

 

 

Trả lời