Từ Triết lý dựng nước của Lưu Bị và Gia Cát Lượng đến khởi nghiệp – bài học về cách nhìn người, dùng người cho hậu thế đời sau noi theo. Muốn có nhân tài chỉ cần làm theo.

Lưu Bị và Gia Cát lượng là một trong những nhân vật lẫy lừng của lịch sử Trung Quốc, câu chuyện về việc “thu phục” Gia Cát Lượng của Lưu Bị đã trở thành một trong những câu truyện nổi tiếng của Trung Quốc. Chính nhờ vào 3 lần mời Gia Cát Lượng mà Lưu Bị đã rút ra được những bài học đáng quý về việc thu hút nhân tài.

Rõ ràng một điều rằng, Gia Cát Lượng chính là một trong những có công lớn nhất trong  những thành công của Lưu Bị. Vậy Lưu Bị đã nhìn trúng Gia Cát Lượng ở điểm gì?

Lưu Bị hiểu rõ một điều rằng, với tình hình lúc bấy giờ của mình ông cần một người có thể đáp ứng được 5 yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, phải có một tầm nhìn chiến lược xa và mạnh. Thứ hai, có khả năng phân tích, phán đoán tài tình, biết dùng mưu lập kế. Thứ ba, phải là người có mục tiêu lớn, có những dự định đang ấp ủ và tham vọng thực hiện nó. Thứ tư, nhất định phải có năng lực của người đứng đầu, khiến người ta nể phục, quản lý được con người. Thứ năm, chính là những người có kinh nghiệm trên chiến chiến trường, có khả năng chiến đấu, không dùng sức mạnh thì là đầu óc. Và Gia Cát Lượng chính là nhân tố hội tụ đủ những đức tính đó.

Sau khi đã xác định được đối tượng của mình, Lưu Bị chính thức lên kế hoạch thu phục. Đầu tiên, ông lợi dụng danh tiếng tầm ảnh hưởng của gia tộc để thu phục. Cái danh “gia tộc họ Lưu” đã giúp Lưu Bị tạo được uy tín, cái tiếng trung quân ái quốc – điều mà mỗi kẻ sĩ luôn ghi nhớ lúc bấy giờ.

Đồng thời, ông chủ động ra mặt để thuyết phục nhân tài. Thông qua nhiều cách, nhờ người quen giúp đỡ, ông dùng hết khả năng của mình để có thể gặp gỡ trực tiếp và nói chuyện với Gia Cát Lượng. Ông đã chủ động tìm đến người mà bản thân cần nhất lúc bấy giờ, chứ không phải chỉ là ngồi chờ – việc vô vọng và có lẽ sẽ không có cơ hội thành công. Nhưng dù thế, ông cũng không quên thể hiện phong thái của một người đứng đầu, người làm chủ. Danh tiếng, cách sống, nhân cách mà Lưu Bị thể hiện được nhiều người nể phục và kính trọng. Tài năng của ông được người ta công nhận, cách ông đối xử với mọi người với người dân khiến người ta nể trọng. Cùng sự kiên trì 3 lần đến gõ cửa, đã giúp Lưu Bị có được nhà mưu lược hàng đầu lúc bấy giờ là Gia Cát Lượng.

Có thể thấy, Lưu Bị đã tạo ra được những yếu tố thuyết phục thành công Gia Cát Lượng như: có mục tiêu, hoài bão lớn lao và cụ thể, tạo cho Gia Cát Lượng một môi trường có thể thể hiện bản thân và thực hiện điều mà bản thân ông ta mong muốn, tiếp đó là thành ý dùng tâm để đối đãi của Lưu Bị đã khiến Gia Cát Lượng xiêu lòng.

Nhìn vào giai thoại “tam cố thảo lư” mới thấy nó không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn là một bài học quý giá giúp cho hậu thế đời sau học tập cách dùng người, nhìn người.

 

 

 

Trả lời