Đi tìm nguyên nhân sâu xa Dịch vụ ăn hộ ở Trung Quốc kiếm lời (làm kiểu giời ơi đất hỡi lại kiếm tiền)

Được biết, loại hình dịch vụ tưởng “giời ơi đất hỡi” này lại đang trở thành hình thức kiếm tiền thịnh hành tại Trung Quốc. Loại hình kinh doanh này ra đời nhằm phục vụ những người sợ béo, sợ tăng cân.

Thời gian gần đây, tại Trung Quốc, dịch vụ “ăn hộ” đang trở thành trào lưu của giới trẻ và là cách thưởng thức món ăn mới của những người sợ béo. Khi mà chỉ cần bỏ ra một số tiền, những người gặp vấn đề về ngoại hình hay cân nặng có thể thuê người “ăn hộ” những món ăn mà họ đã order trên mạng.

Không chỉ là “ăn giúp”, những người làm dịch vụ này còn giúp khách hàng quay lại những clip lung linh, được chỉnh sửa, cắt ghép chuyên nghiệp để đăng tải lên mạng xã hội như chính bản thân họ là người trực tiếp thưởng thức món ăn.

Mức giá cho hoạt động này cũng được tính toán rất “khoa học”, đó là dựa trên những yếu tố “độ nặng” về lượng calo, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, hoặc sự nổi tiếng của sản phẩm. Ví dụ, giá “uống hộ” một ly trà sữa thông thường sẽ từ 2-5 nhân dân tệ, nếu ly trà sữa từ 550 ml trở lên có giá cao hơn. Gà rán, đồ chiên nướng cũng có giá cao hơn các thức ăn thông thường. Trường hợp phải xếp hàng để đợi thức ăn, thực khách sẽ phải trả thêm 0,5 nhân dân tệ cho mỗi một phút đợi.

Dịch vụ “ăn hộ” lạ lùng này hiện đang gây sốt cộng đồng Trung Quốc

Có thể nói, công việc “lợi trăm đường” thu hút rất đông các bạn trẻ “hành nghề”. Họ vừa được ăn, không phải bỏ tiền mua mà lại còn có thêm thu nhập.

Theo EBC.net, dịch vụ này phát triển rất sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau. Với nhiều người, áp lực từ kích thước, trọng lượng cơ thể khiến họ dù muốn nhưng không dám thưởng thức các món ăn ngon. Vì thế, họ bỏ ra một khoản phí để thuê người dùng thử và miêu tả lại hương vị của món ăn, điều này sẽ giúp họ cảm nhận được món ăn một cách gián tiếp mà không sợ béo. Một điều khá thú vị, nếu khách hàng muốn lấy lại chiếc cốc hoặc bao bì đựng thức ăn, những người ăn hộ sẽ rửa sạch nó và gửi về theo đường bưu điện. Nó hoàn toàn khác với các blogger chia sẻ các món ăn trên mạng.

Hiện tại, dịch vụ này đang phổ biến trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc cùng với những slogan, quảng cáo hết sức hấp dẫn: “nếu bạn sợ béo, sợ ăn phải “bom” hãy gọi cho tôi, tôi sẽ ăn cho theo phong cách freestyle. Tôi sẽ cho bạn biết khẩu vị của nó, bạn vẫn có thể thưởng thức mà không lo béo”.

Thậm chí, những người thực sự chuyên nghiệp có thể sẽ được các thương hiệu thực phẩm mời để thưởng thức và đánh giá sản phẩm tạo hiệu ứng trong người tiêu dùng.

 

 

Trả lời