Một người bạn làm việc trong ngân hàng, công việc tốt , gia đình hạnh phúc, nhưng lại không hài lòng. Anh ấy với cha mẹ chịu bề con cái, với vợ nặng nghĩa người chồng, với con mang tiếng người cha, ở cơ quan là danh đồng nghiệp, một người đàn ông thật tốt và hoàn mỹ.
Vậy mà người bạn lại nói “Khổ”, tôi không hiểu vội hỏi anh ta “ anh là người chồng hoàn hảo, người đàn ông khiến nhiều người mong muốn trở thành…cớ sao còn thấy khổ”. Anh ấy đảo lưỡi nói “ tôi không biết”.
Một thời gian người bạn bắt đầu sợ đi làm, không dám ở nhà, tay cứ run lên khi nhìn thấy tiền.
Đến một ngày anh tìm đến ngôi chùa nọ, muốn đi tu. Sau nhiều câu hỏi của trụ trì thì đại sư trong chùa nói với anh ta : “ Dưới chân núi có một khu chợ nhỏ, trong chợ có một lối rẽ nhỏ rất dài, con hãy đi tới đó, đi hết thì quay lại đây, nhớ kỹ phải luôn đi thẳng”.
Anh nghe lời nhà sư xuống núi, quả nhiên có 1 cái chợ và trong chợ có 1 ngã rẽ nhỏ, không suy nghĩ gì anh ta cứ thế đi thẳng.
Đi được một đoạn đường anh ta thấy một quán trà nhỏ, mọi người trong quán đang vui vẻ uống nước trò chuyện cùng nhau, anh ta muốn uống một chút nhưng lại nuốt cổ họng rồi đi tiếp, đi được đoạn đường thứ 2 anh ta thấy vài đứa trẻ đang chơi bóng, anh ta cũng muốn đá nhưng đứng một hồi lâu nhìn những đứa trẻ thì lại tiếp tục lên đường đi thẳng về phía trước.
Cứ đi tiếp qua mỗi quãng đường anh ta lại gặp một câu chuyện khiến cảm xúc trào dâng nhưng để hoàn thành nhiệm vụ nhà sư đã giao thì anh ta đành đi tiếp. Cho đến khi đi được 7 đoạn đường thì ngã rẽ đã hết. Quay trở về ngôi chùa, nhà sư lắc đầu hỏi anh ta “ Con có thấy vui trong lòng không ?” Anh bạn trả lời “ Ngay từ đầu con đã thấy rất thỏa lòng, nhưng cuối cùng lại không vui”.
Nhà sư nói “ Đúng là như vậy, vì để hoàn thành điều ta đã giao mà con phải đi thẳng về phía trước, đó chính là nguyên nhân khiến con chưa hài lòng, con nên học cách rẽ sang ngả đường khác, đừng cố gắng đi hết quãng đường thẳng, con nên làm những điều trái tim mách bảo”. Sau khi nghe lời đại sư nói, người bạn tỉnh ngộ, hết lòng cảm tạ và vui vẻ xuống núi trở về.
Sau khi trở về anh ấy đã nộp đơn xin thôi việc ở ngân hàng và mở một quán trà nhỏ. Trước đây anh ta chưa bao giờ đi uống trà cùng bạn bè thì bây giờ anh ta đã làm, anh ta cũng chưa bao giờ thích thể thao nhưng bây giờ anh ta lại mua cả một giàn máy tập , đăng ký tham gia đá bóng và cả đi bơi nữa. Anh ta còn biết cãi nhau với cả vợ của mình, anh ta đã trở thành một con người thực sự là chính mình, anh ta cảm thấy hạnh phúc, không còn “ Khổ”.
>>> Khoảng cách giữa bạn và thành công bằng 2%
Trước đây người bạn của tôi đã sống phần nhiều cho cha mẹ, vợ con và chỉ dành cho anh ta một chút, tốt nghiệp đại học vì để ba mẹ vui lòng anh ta không chọn công việc mình yêu thích mà vào một ngân hàng.
Sau khi kết hôn anh ta cũng cai thuốc, cai rượu, tất cả thời gian của anh dành cho công việc và gia đình, từ bỏ đi tất cả sở thích của mình trước đây. Bởi thế mà dù có sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc nhưng anh ta lại không cảm thấy hạnh phúc.
Thực ra, cuộc sống giống một ngã rẽ nhỏ như thế, nếu chúng ta cứ tâm niệm đi thẳng về phía trước để đạt được giá trị đã vạch ra trước đó mà không màng tới những ngã rẽ nhỏ kia. Vào một thời điểm nào đó có lẽ nếu không khéo hạnh phúc sẽ vỡ vụn tan biến.
An Luong
Cuộc đời mà ko có ngã rẽ thì ko phải là cuộc đời.
Về công việc thì vấn đề này đơn giản.
Nhưng về cuộc sống, ko phải ai muốn rẽ thì rẽ, có những con đường chúng ta ko muốn đi nhưng không thể không đi.
Đồng tình, có những điều mà chúng ta không thể chối từ dù không thích. 1 cô gái xinh đẹp ngây ngô từng nói với Lương câu nói tương tự ý này của Phong Lý.
ôi, sao lại trùng hợp đến thế ạ, em vừa xin nghĩ ở công ty cũ vì không hợp với tính chất công việc ở đây và cũng đã quyết định xoay hoắc 180 độ sang lĩnh vực mới với hy vọng tìm được đúng đam mê và sở thích trong công việc của mình, cám ơn bài viết của anh ngay lúc này đã tiếp thêm cho em nhiều động lực…
Cảm ơn anh rất nhiều, những lời khuyên của anh rất quý báu, em sẽ trải nghiệm thực tế trước kết hợp tích lũy kiến thức. May quá tí thì em đi học văn bằng 2 luôn rồi :))
Kỳ vọng sau thời gian nữa thôi thì Hà sẽ tự tin và quyết đoán hơn khi đứng trước những lựa chọn, và biết đâu là lựa chọn thực sự có lợi ích cho mình trong hiện tại. Học tập là một quá trình lâu dài và kiến ta nhận được sẽ phục vụ trong lâu dài, cho nên ta cần có lộ trình để học, nhất là khi bản thân đã ý thức được nhiều vấn đề so với khoảng thời gian mới tốt nghiệp cấp 3 ( thi đại học theo cảm tính, hoặc không có người định hướng nghề nghiệp).
Không phải là Lương không muốn bạn không học, mà vấn đề là ta chưa có lý do gì để học, chúng ta cần có gì đó để việc học phát huy hiệu quả thực sự. Nếu học tay bo và lý thuyết thì nó cũng chỉ là để đó, đi học rồi lại buồn ngủ và lười ghi chép, vân vân và mây mây 🙂
Vâng anh, cái cách tư duy làm ông chủ là thứ mà em muốn học, anh có thể gợi ý cho em vài cuốn sách về kinh doanh hay được không ạ.
Đối với vấn đề tư duy làm ông chủ thì khi vừa trải nghiệm thực tế, vừa tích lũy kiến thức sẽ hiệu quả hơn. Hiện tại chúng ta chưa làm gì cho nên chúng ta cảm thấy lo lắng, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì mọi thứ sẽ rõ ràng hơn. Cứ bình tĩnh Hà, nếu muốn hiểu biết thêm về kỹ năng kinh doanh thì mình có thể tham gia vào 1 công ty bất động sản, ở đó họ có đào tạo nghiệp vụ đó Hà và hơn nữa sức cạnh tranh trong ngành bất động sản rất lớn, do vậy mình sẽ học được nhiều điều hơn.
Về sách học kinh doanh, thì Hà có thể đọc 2 cuốn sách này: Giáo Trình Quản Trị Kinh doanh ( Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân), và cuốn ” Quản Trị Marketing ( Philip Kotler). Sau khi đọc và hiểu được 2 cuốn này thì mình có thể đọc sang những sách khác, nhưng thông thường đọc hết và hiểu 2 cuốn này cần thời gian lâu lắm đó, hơn nữa nếu hiểu hết thì gần như thứ gì trong kinh doanh mình cũng biết, nhưng chỉ thiếu một cái đó là trải nghiệm thực tế. Cho nên Lương mới nói là cần làm thực tế kinh doanh trước sau đó mới học lý thuyết để bù đắp cho chỗ thiếu của mình.
Chào Anh Lương,
Em 24 tuổi, đang làm về CNTT, em muốn thử sức trong lĩnh vực kinh doanh. Anh cho em hỏi là em có nên đi học văn bằng 2 hoặc 1 khóa học về kinh doanh trước khi bắt tay đầu tư vào một lĩnh vực nào đó không?
Chào Hoàng Hà, chưa nên đi học thêm văn bằng 2 bạn nhé, có thể học 1 khóa học ngắn hạn nhưng nên học về khóa Marketing, khóa học về marketing sẽ giúp mình khai thác thị trường và bán hàng rất hiệu quả, vì Marketing là công cụ trung tâm và quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu, còn đối với 1 khóa học kinh doanh tổng thể thì lại rất bao quát và rộng, do vậy mình khó nắm bắt sâu được vấn đề.
Lương nghĩ Hà đang có nhiều suy nghĩ trong lựa chọn 1 quyết định, nếu còn muốn hỏi thêm ý nào thì bạn cứ comment lại tiếp cho Lương.
Chào anh Lương, ngoài việc làm về CNTT em có tự làm 1 website và cũng đã có được lợi nhuận từ website qua việc đặt quảng cáo, trong quá trình phát triển website em đã tự nghiên cứu về marketing rồi, nhưng hiện tại em lại không biết cách để phát triển website hơn nữa vì cái gì em cũng tự làm cả, em muốn học quản trị kinh doanh vì nghĩ nó sẽ cũng cấp kiến thức giúp mình có thể phát triển các ý tưởng kinh doanh tốt hơn.
Hà học kinh doanh chỉ để phát triển 1 ý tưởng kinh doanh phải không ? Hay là Hà học kinh doanh vì mục đích nào khác không ? Nếu chỉ để thực hiện 1 ý tưởng kinh doanh, vậy thì kiến thức thực tế sẽ hữu ích hơn so với việc học trong trường, học kiến thức từ sách. Rõ ràng ta đều hiểu với nhau rằng, muốn có nhiều kiến thức thực tế thì ta phải bươn trải ra thị trường, còn học trong trường vẫn có thể bị dính líu phần nhiều đến lý thuyết, trừ phi mình học 1 khóa quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng, mà giá trị cho 1 khóa học định hướng ứng dụng này lại cao hơn nhiều so với giá của 1 khóa học kinh doanh thông thường ( nghiên cứu).
Lương đã từng nghe 1 câu chuyện thật về nhà viết văn nổi tiếng ở Việt Nam, bác ấy có trình độ rất sâu về văn học và viết truyện, mặc dù bác đã có rất nhiều tác phẩm truyện nổi tiếng trong giới văn học và những người yêu truyện. Nhưng bác ấy không có 1 hệ thống kiến thức nào rõ ràng, và cuối cùng sau khi đã có nhiều tác phẩm thành danh, bác ấy quyết định đi học 1 khóa học về văn học và viết truyện, mục đích nhằm hệ thống lại kiến thức và kinh nghiệm đã có. Kỳ vọng câu chuyện nho nhỏ này sẽ giúp có lựa chọn tốt, không phải mình không đi học 1 khóa học bài bản nhưng ta nên trải nghiệm thực tế trước sau đó mới tiếp thu kiến thức lý thuyết. Đây là cách làm việc và học tập theo người phương tây, họ rất thực tế, cho làm trước rồi học sau.
Mục đích em học là không phải là phát triển một ý tưởng mà là em muốn có một cách nhìn khác về kinh doanh, bài bản, chuyên nghiệp, có hệ thống.
Trước đây em đại học chuyên ngành về an ninh mạng nhưng lại đi làm về lập trình, mặc dù em vẫn có thể hoàn thành công việc đươc giao nhưng trình độ luôn ở mức giới hạn không thể bứt lên được vì không có nền tảng kiến thức tốt về lập trình, một đầu bài nhỏ được giao em có thể hoàn thành được nhanh vì em đã làm được nhiều rồi, nhưng khi phải tự làm những đầu bài lớn hơn thực sự là em không biết phải bắt đầu từ đâu.
Em sợ khi xây dựng mô hình kinh doanh nếu không có kiến thức sẽ tạo ra những mô hình có thể sinh lời nhưng không thể phát triển được.
Em sợ nếu không có kiến thức sẽ vấp phải những sai lầm cả vì không có kiến thức và cả vì không có kinh nghiệm.
Và một ý nữa là em nghĩ càng trẻ càng dễ học hơn.
Không cần quá lo lắng và nghiêm trọng như vậy đâu bạn, mở kinh doanh là làm ông chủ, mình có quyền yêu cầu nhân viên làm việc mà mình không biết mà. Đó là điểm khác biệt giữa làm kinh doanh và làm nhân viên it hay là những nhân viên làm công việc hướng nội hoặc là cần nghiệp vụ máy móc. Còn đối với những công việc mở sẽ cần sự học hỏi thực tế nhiều hơn. Giải thích như vậy với Hà vẫn khó hiểu phải không, tưởng tượng như là Hà làm 2 bài kiểm tra, 1 bài kiểm tra là đề thi toán, còn 1 bài là đề thi văn ( đề mở), khi làm đề văn viết theo hướng mở kiểu gì cũng sẽ được điểm, còn làm đề thi toán thì phải theo công thức nhất định.
Ý Lương muốn chia sẻ, đó là chúng ta có thể đọc sách thêm trong quá trình kinh doanh, không nhất thiết phải đi học ở trường ngay lập tức. Ai dám chắc học xong 1 bằng đại học có thể sẽ kinh doanh được ? Đó là lý do vì sao những trường cao đẳng nghề mấy năm nay được nhắc đến nhiều hơn, còn trường Đại học thì lại là một dấu chấm hỏi to đùng khi nó là một lựa chọn của các học sinh cuối cấp phổ thông.