Ai đang làm cho thương hiệu từ Thiên đường xuống Địa ngục

Starbucks cũng đã từng rất khó khăn trong việc đưa 1 thương hiệu cafe cao cấp vào thị trường Việt Nam. Nếu Strarbucks không làm tốt công tác đánh giá nhu cầu, chắc hẳn thương hiệu cafe cao cấp đã thất bại tại Việt nam.

Vì đâu có những thương hiệu lên được Thiên đường, nhưng cũng có những thương hiệu rớt xuống hố sâu của Địa ngục.

Có ai đó nói vì người tiêu dùng, nhưng thực ra không phải.

Sony hay Philips từng là những thương hiệu nổi tiếng về Băng cassette ( Băng cát-xét chạy bằng đài raido), nhưng bạn sẽ rất khó có thể tìm được 1 chiếc băng cassette mới trên thị trường của những hãng này tại Việt Nam hiện nay, và tất nhiên nhu cầu khách hàng đối với băng cát-xét không còn nhiều.

Điện thoại bàn phím của Nokia cũng một thời oanh liệt trên thị trường Việt Nam, nhưng đến nay phần lớn người tiêu dùng không có nhu cầu đối với dòng điện thoại cổ này, dĩ nhiên nếu bạn cố gắng tìm thì sẽ có những người thích dùng điện thoại xưa, nhưng không nhiều.

Lẽ nào số mệnh của những sản phẩm có thương hiệu lớn như Băng cát-xét Sony, Philips, điện thoại bàn phím Nokia chỉ đoản mệnh đến thế thôi ?

Thương hiệu lớn có thực sự sẽ quyết định đến câu chuyện thành công trong kinh doanh không ? Đương nhiên là có, đó là lý do vì sao trên thế giới có những website thông tin xấu mù, nhưng vẫn được hàng tỷ người quan tâm, hay như điện thoại Sony chẳng hạn, thương hiệu của họ là chất lượng.

Nhưng nếu so sánh với điện thoại bàn phím Nokia và Băng cát-xét thì đây là 2 câu chuyện khác nhau một trời một vực. Tại sao Băng cát-xét Sony đã từng lừng lẫy một thời tại Việt Nam, bây giờ thì không hề; và Điện thoại Sony thì lên ngôi mạnh mẽ hiện nay, còn điện thoại bàn phím của Nokia đã bị ném vào góc tối.

Rõ ràng chúng ta nhận ra rằng, thương hiệu không quyết định tất cả sự thành công của 1 sản phẩm/công ty. Vậy thì nhất định phải có 1 thứ gì đó làm cho sản phẩm sẽ thành công.

Đó chắc chắn phải là thứ liên quan đến người tiêu dùng, yếu tố vô hình đó chính là sự đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bởi vì khách hàng trả tiền để mua sản phẩm, nếu khách hàng không trả tiền để mua hàng, người sản xuất sẽ ngưng hoạt động sản xuất. Đây là lý do vì sao Nokia bị thất bại.

Bởi vì người tiêu dùng không còn cần đếc chiến điện thoại bàn phím cũ kỹ, thiếu tiện dụng của Nokia. Cho nên họ không bỏ tiền để mua, nhưng Nokia không thay đổi và cứ khăng khăng “ Tôi có điện thoại bàn phím, tôi có thương hiệu lớn, tôi là duy nhất, khách hàng phải mua hàng của tôi”, và thế là thương hiệu Nokia từ Thiên đàng rớt xuống Địa ngục.

Thương hiệu thất bại vì không đáp ứng nhu cầu khách hàng

Trước khi thương hiệu được hình thành và thành công thì 1 Startup phải tồn tại, tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động kinh doanh. 1 startup tương tự như chính cuộc đời con người bạn, trước khi có được uy tín bản thân như ngày hôm nay bạn cần phải ăn cơm mỗi ngày, mặc quần áo, học tập…[the_ad id=”382″]

Doanh nghiệp không thể tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, vậy thì người mua sẽ thờ ơ đối với hàng hóa của bạn, lúc này lợi nhuận không còn và doanh nghiệp phá sản, dĩ nhiên câu chuyện thương hiệu cũng chỉ là ảo tưởng trong giấc mơ.

Vấn đề nằm ở chỗ nhu cầu khách hàng, theo thời gian loại nhu cầu này sẽ thay đổi nâng cấp hơn. Những người khôn ngoan đáp ứng được nhu cầu, họ sẽ tồn tại, lúc bấy giờ thương hiệu được hình thành. Cho dù nhu cầu thay đổi lên xuống như thế nào thì thương hiệu của bạn không thay đổi, trừ phi bạn thay đổi nhóm đối tượng khách hàng.

Nhưng nếu bạn thay đổi nhóm đối tượng khách hàng, và không duy trì phát triển thương hiệu cũ, cũng không áp dụng thương hiệu đó trong sản phẩm mới, chắc chắn thương hiệu cũ sẽ thất bại. Và câu chuyện thương hiệu mà bạn đã dày công xây đắp trước đó trở nên hoang phí. Vì lý do này, 1 công ty tham gia trong ngành nghề nhất định, rất ít khi họ thay đổi ngành nghề. Trong trường hợp quyết định tham gia ngành nghề khác, bạn phải thật cẩn thận và có đủ kinh nghiệm, bằng không bạn cũng sẽ giống nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam nhảy vào thị trường bất động sản trong mấy năm vừa qua.

Thương hiệu là đặc sản, vậy nên hãy “ Đèn nhà ai nhà nấy rạng”

Trong kinh doanh, người Việt Nam có điểm rất lạ lùng là: Đứng núi này trông núi nọ, tham nhưng lại không biết cách tham.

Đang kinh doanh tốt như thế lại cứ thích mở rộng ngành nghề, vì thấy ông này, ông kia làm ăn được nên bản thân cũng muốn tham gia. Nếu bạn làm theo cách này, nguồn lực sẽ bị phân tán, tất nhiên khi đã dành nguồn lực cho sản phẩm mới, bạn không còn nhiều nguồn lực để phát triển sản phẩm cũ.

>> Volvo và chiến dịch Pr thương hiệu: Nhìn thấy cả thế giới bằng Camera ô tô

Lúc này, đối thủ cạnh tranh sẽ mạnh hơn bạn ở cả 2 sản phẩm. Càng dấn thân vào lĩnh vực mới, bạn sẽ càng yếu ở sản phẩm cũ, đương nhiên đối thủ sẽ có cơ hội để hạ gục bạn, cho dù thương hiệu của sản phẩm cũ sáng chói nhường nào.

Thương hiệu của dòng sản phẩm nào thì chỉ là của sản phẩm đó, bạn không thể sử dụng thương hiệu của sản phẩm cũ làm hình ảnh cho sản phẩm mới. “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, câu này càng đúng trong thời đại kinh doanh 4.0 như hiện nay.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận thương hiệu của sản phẩm cũ sẽ đóng góp một phần lợi ích cho thương hiệu công ty/ sản phẩm mới. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung khai thác duy nhất 1 sản phẩm, 1 hình ảnh thương hiệu bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ nó, nếu làm tốt bạn sẽ trở thành người giỏi nhất trên thị trường, khi đạt đến đẳng cấp này lợi nhuận ngành nghề của bạn sẽ tăng lên theo cấp số nhân, bởi vì công chúng/khách hàng có xu hướng tập trung toàn bộ ánh mắt nhìn vào người sáng chói nhất, họ có xu hướng tin vào bạn, hiệu ứng đám đông sẽ giúp số lượng đơn hàng của bạn tăng lên mạnh mẽ.

Okay, gặp lại bạn trong những bài viết phân tích khác cho Startup. Các câu hỏi bạn comment trong phần bình luận.

Trả lời