Những đứa trẻ không vâng lời thường bị cha mẹ trách mắng mỗi khi không làm theo yêu cầu của cha mẹ. Thậm chí cả những người trưởng thành đôi khi cũng bị cha mẹ họ đánh vì không tuân theo lời cha mẹ. Chính vì điều này mà có rất nhiều bậc cha mẹ đã xây dựng nhiều quy định chặt chẽ hơn, áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt khác nhau để buộc con cái làm theo quy định của họ.
Cha mẹ nghĩ rằng kiểu giáo dục mang tính “Kỷ luật” mà họ đặt ra sẽ tốt cho con cái của họ nhưng họ không biết rằng điều này dễ dàng ảnh hưởng đến sự phát triển của những đứa trẻ. Giáo dục không cần phải luật pháp hóa, sự tức giận sẽ không mang lại hiệu quả.
Trên thực tế việc ép buộc một ai đó tuân thủ kỷ luật không tốt bằng rèn luyện tính kỷ luật tự giác. Kỷ luật tự giác là một đức tính hiếm có của con người. Tôi nghĩ rằng một người có đức tính này sẽ có lợi cho họ trong suốt cuộc đời. Không gì là không thể, cho dù tính tự giác có khó rèn luyện đến đâu thì cũng có người làm được.
>> Kỹ năng giao tiếp giúp bạn thành công
1, Kỷ luật tự giác
Kỷ luật tự giác là tuân theo pháp luật và sử dụng nó làm cơ sở rèn luyện kỷ luật. Một người không thể tự giác thực hiện kỷ luật là một người tự do về lời nói và hành động, bởi vì thiếu tính kỷ luật nên không thể tự giác kỷ luật. Người không có tính kỷ luật là người bất kể muốn nói điều gì ngay cả khi không nên nói cũng sẽ nói, bất kể người khác cảm thấy ra sao họ cũng sẽ làm chỉ cần bản thân họ cảm thấy hài lòng.
Cho dù kỷ luật tự giác là thứ vô hình với mắt thường nhưng khi một người làm hành động gì đó, tiếp xúc với nhiều người khác trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi việc đánh giá của người khác trên hành động đó.
Một đứa trẻ nào đó được giáo dục tốt, một đứa trẻ nào đó không hiểu chuyện, không lịch sự, một đứa trẻ nào đó làm việc gì đó mà không tuân theo luật lệ chẳng hạn như cha mẹ nói rằng không được ăn đồ ăn nhanh bởi vì đồ ăn nhanh không có lợi cho sức khỏe, đứa trẻ sẽ đồng ý với cha mẹ chúng. Tuy nhiên, khi đứa trẻ không thể khống chế bản thân, nó đã lén bố mẹ ăn đồ ăn nhanh. Điều này chính là đang thực hiện hành vi của sự thiếu kỷ luật tự giác.
Những người có tính kỷ luật tự giác sẽ ứng xử trước sau như một, cho dù bố mẹ có ở trước mặt, thầy cô có ở trong lớp họ cũng đều tuân theo yêu cầu để hành động, họ có thể vượt qua những khó khăn và làm những việc mà họ nên làm. Ngay cả khi họ làm việc, lãnh đạo không có mặt tại nơi làm việc, không có nội quy công việc họ cũng chủ động thực hiện công việc.
Tự giác khác với tự mình làm khác. Kỷ luật tự giác là biết kiểm soát và không làm những điều theo sở thích cá nhân, chứ không phải là làm những việc để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Một người thực sự tự kỷ luật là một người được trau dồi và rèn luyện, có sự cống hiến và tôn trọng. Còn người tự muốn làm khác là người tự gây bất lợi cho người khác vì thế không được mọi người chào đón.
Ở góc độ nhất định, kỷ luật là quy định phù hợp với những quy định pháp luật có liên quan. Khi kỷ luật được đưa vào ý thức cá nhân, nó đã trở thành một hệ tư tưởng kỷ luật, kỷ luật tự giác được tích hợp vào đó tạo thành những hành động có ý thức.
Từ quan điểm này việc rèn luyện tính tự giác có lợi cho việc tuân thủ một cách có ý thức luật pháp và đạo đức công cộng trong tương lai, đồng thời có lợi cho việc hình thành hành vi kỷ luật tại nơi làm việc.
Kỷ luật tự giác có một kết nối cần thiết với lòng tự trọng và sự tự tin. Kỷ luật tự giác là nền tảng của lòng tự trọng, có lòng tự trọng mới có được sự tự tin. Một người không có tự tin thì làm sao có thể có tự trọng được. Một người không có lòng tự trọng làm sao có thể nói về kỷ luật tự giác?
Vì thế có thể nói rằng kỷ luật tự giác là cơ sở để trau dồi giáo dục trẻ em cũng là cơ sở để trẻ em học cách làm việc và làm người. Một khi nền tảng này vững chắc, đứa trẻ sẽ được hưởng lợi cho phần còn lại của cuộc đời.
2, Noi gương cha mẹ
Cha mẹ là tấm gương của con cái. Giáo viên là tấm gương cho học sinh. Trẻ em ở khắp mọi nơi bắt chước những tấm gương để làm mọi việc, thậm chí một số còn bắt chước giọng nói, phong cách làm việc, cách đi đứng.
Nếu như cha mẹ chăm chỉ, siêng năng, hay giúp đỡ người khác thì đó là một gia đình có tính vị tha. Con cái sẽ học tập từ cha mẹ để có một trái tim yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ người khác trong học tập và cuộc sống.
Nếu như cha mẹ lười biếng, luôn là người tận dụng cơ hội để làm việc thì con cái sẽ bắt chước mà trở thành người giống như cha mẹ chúng.
Sự trưởng thành của con cái đến từ thực tế của việc cha mẹ chúng đã nói gì, làm gì và thực hiện những gì. Vì thế nếu muốn con cái có tính kỷ luật thì chính cha mẹ cũng cần phải thực hiện kỷ luật, cùng với con cái rèn luyện tính kỷ luật mỗi ngày.
3, Việc giáo dục của cha mẹ
Kỷ luật tự giác của con cái không tự sinh ra mà là kết quả giáo dục của cha mẹ. Nếu giáo dục không đúng mục đích thì trẻ em không thể có kỷ luật tự giác thực sự.
Cha mẹ trong xã hội hay tại nơi làm việc phải là nhân viên có trình độ, có ý thức tuân thủ pháp luật, học cách tự bảo vệ mình với pháp luật, tuân thủ kỷ luật lao động, kiềm chế bản thân, làm việc siêng năng và tích cực. Trong gia đình, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa mọi người trong khu phố nên hài hòa, tôn trọng và bình đẳng.
Cha mẹ tôn trọng những yêu cầu hợp lý của con cái, con cái phải tuân theo lời dạy của cha mẹ. Việc giáo dục sẽ có lợi cho con cái bởi vì sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
Có câu nói từ thời xa xưa rằng “Con người quý giá ở chỗ biết tự nhận thức”. Câu nói này rất có giá trị đối với một người biết và hiểu chính bản thân mình. Một người phải có tinh thần kỷ luật nghiêm khắc để hiểu đầy đủ những thiếu sót của bản thân và bù đắp những thiếu sót của mình. Nếu một người không thể đánh giá chính mình.
Trẻ em cần được giáo dục để giữ một tinh thần minh mẫn, khiêm tốn và học tập chăm chỉ. Hãy nghiêm khắc với bản thân và kiên nhẫn với người khác. Hãy kiềm chế bản thân. Cho dù bạn làm gì hay nói chuyện với ai cũng cần đưa ra những tiêu chí nhất định. Cần phải đáp ứng các yêu cầu của luật pháp quy định, yêu cầu đạo đức xã hội, tuân thủ các nghi thức, hòa hợp với người khác, đối xử với nhau một cách lịch sự.
Rèn luyện kỷ luật tự giác không có nghĩa là “cấm đoán” không cho làm một điều gì, không có nghĩa là dũng cảm hay dám làm. Kỷ luật tự giác không có nghĩa là tự ti, và cảm thấy rằng bạn không tốt như những người khác. Kỷ luật tự giác không có nghĩa là bạn không dám chống lại những suy nghĩ và hành vi xấu. Kỷ luật tự giác của kỷ luật bắt buộc dưới áp lực cao không được gọi là kỷ luật tự giác, mà nên được gọi là sợ hãi.
Những đứa trẻ được cha mẹ giáo dục về tính kỷ luật tự giác để chúng hiểu được chính xác bản thân là một điều cần thiết cho sự phát triển và tương lai của trẻ. Từ đó, bản thân những người được rèn luyện sẽ biết cách tự thực hiện kỷ luật trong công việc, đời sống cũng như mọi mối quan hệ trong xã hội.