Không biết bán hàng có khởi nghiệp được không: 100 người, 95 người hiểu sai

Nguồn Internet

Nhiều người muốn khởi nghiệp luôn tự hỏi bản thân, mình có năng lực, có khả năng để khởi nghiệp và thành công không? Mình cần những gì? Mình có cần phải ăn nói được lòng người, có cần phải bán hàng tốt như một người chuyên nghiệp? Đó là vấn đề bạn muốn khởi nghiệp hay chỉ là người bán hàng thôi.

Đặc điểm của bán hàng và đặc trưng của khởi nghiệp

Một nhân viên bán hàng công việc của họ là gì? Là đi theo một quy trình có sẵn do Boss đề ra như đứng ở line nào, có mặt lúc mấy giờ, đồng phục ra sao. Cái chính yếu là ở thái độ phải hòa nhã, vui vẻ và thấu hiểu khách hàng. Đây là nói về những best bán hàng. Những người hễ bán là sẽ thu hút được người mua.

Vậy tất cả những gì họ làm đều phải phụ thuộc vào Boss, người điều hành từ lúc ban sơ cho đến giải quyết những vấn đề rắc rối cực bự mà có thể do chính nhân viên bán hàng gây ra. Vậy nghĩa là bán hàng được chưa chắc sẽ làm Boss được.

Vậy một người khởi nghiệp công việc của họ là gì? Là cố gắng từng ngày để trở thành Boss và thuê nhân viên bán hàng phục vụ cho công việc của mình.

Cụ thể họ cần phải sắp xếp, phác thảo ra một kế hoạch cụ thể từ những nguyên liệu và chế biến thành món ăn hoàn chỉnh và đưa cho nhân viên đem đi bán chúng. Và để bán được thì cần phải tìm kiếm khách hàng, nguồn thu chi, thu hút khách hàng, tìm kiếm khách hàng. Quảng cáo, pr sản phẩm… Để mọi thứ có thể nắm được trong lòng bàn tay.

Họ cần thấu hiểu nhu cầu, thị hiếu, thính hiếu… từ khách hàng rõ ràng hơn cả người bán hàng rất nhiều. Sau đó họ cần điều chỉnh sao cho kế hoạch của họ đi đúng hướng và mặc định cần phát triển không ngừng.

Họ chịu trách nhiệm từ tất cả các khâu cho đến thành bại. Và một khi phát triển họ sẽ bỏ tiền để thuê những nhân viên bán hàng, những người khéo léo trong ăn nói và thái độ hòa nhã, lấy lòng khách hàng. Vậy Boss liệu có biết điều đó không?

Họ thừa biết và họ nghiên cứu những phân khúc khách hàng và truyền đạt cho nhân viên. Và thật ra Boss hoàn toàn có thể làm một người bán hàng tốt, chỉ là họ muốn hay không. Mà nếu không. Thì lúc đó mới là lúc cần đến bán hàng. Họ tin cậy và đặt sự tín nhiệm lên những người bán hàng có chuyên môn của họ.

Người khởi nghiệp có thể là một nhân viên bán hàng nhưng ngược lại thì không

Bạn không có kỹ năng nói, không có kỹ năng thấu hiểu, không thể nhỏ nhẹ trong nói năng ứng xử thì bạn có thể học. Tuy nhiên, khởi nghiệp tức là bạn trồng cây, chăm sóc cho tốt, thu hoạch rồi. Bạn tìm nguồn hàng, nguồn thu, thỏa thuận giá cả. Việc còn lại bán đi dành cho nhân viên bán hàng làm sẵn theo khuôn mẫu.

Nghĩa là bạn chỉ việc trồng cây và cho ra kết quả sau đó thuê người bán. Còn người bán không thể tự trồng, tự chăm sóc với những kỹ thuật cao, điều chỉnh chất lượng, mùa vụ. Thỏa thuận giá cả, tìm đầu ra, nguồn vào, vận chuyển… Điều này là không thể. Trừ khi người bán hàng cần học để trồng cây, điều này không hề dễ và không phải ai cũng làm được.

Trả lời câu hỏi không biết bán hàng có khởi nghiệp được không?

Điều này là hoàn toàn được. Chỉ cần bạn có đam mê, có chí hướng và tuyệt đối không bỏ cuộc. Nói như thế không có nghĩa là cứ sai mãi và đâm đầu vào. Mà là thay đổi, nhìn nhận và sửa đổi để chờ ngày tận hưởng thành quả. Đó là cái khác biệt cực kì lớn giữa người bán hàng và người lập nghiệp. Chính là ở tầm nhìn.

Tầm nhìn: Người bán hàng họ chỉ cần biết bán cho xong hàng, hoặc được nhiều thì tốt không thì cũng sao. Cứ cố gắng cho hiện tại nhưng người khởi nghiệp. Họ không những nhìn cho họ, cho công ty, doanh nghiệp mà họ phải nhìn đối thủ, nhìn khách hàng, nhìn nhu cầu và sự biến chuyển của lưu lượng khách hàng đang cần gì.

Phụ thuộc: Người bán hàng phụ thuộc vào doanh số, lượng khách, Boss, lương… Còn người khởi nghiệp nên họ quan tâm đến chục năm sau sẽ đi về đâu, họ không muốn phụ thuộc đồng tiền. Nên nhớ người thành công khởi nghiệp là họ có thể không đi làm thì doanh nghiệp của họ vẫn hoạt động tốt, tức là họ chẳng phụ thuộc vào bất cứ ai.

An toàn và mạo hiểm: Người bán hàng là người chọn an toàn, chọn mức lương cố định hoặc tăng dần theo doanh số và sống. Tăng đến một mức nhất định và dừng lại. Sau một khoảng thời gian chục năm chẳng hạn bạn sẽ không thể là một nhân viên bán hàng với tuổi đời 40, 50 được.

Còn người khởi nghiệp họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả làm lại từ đầu dẫu là đã 40, họ mạo hiểm vì họ muốn tới tuổi người nghỉ hưu thì họ chỉ việc điều hành. Họ chấp nhận sai và sửa để nắm bắt cả tương lai mà tiền không còn chỉ là lương cho bản thân mà còn là thu nhập cho hàng nghìn người khác.

Trả lời