Luật cảnh sát biển việt nam quy định có mấy nhóm hành vi bị nghiêm cấm (Luật cảnh sát biển Việt Nam)

Chủ đề này tìm hiểu về các vấn đề và thông tin: Luật cảnh sát biển việt nam quy định có mấy nhóm hành vi bị nghiêm cấm, và những vấn đề liên quan

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy Đề Học theo hướng: Văn bản luật chính gốc Quốc Hội

Theo Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm,

Chúng ta trả lời cho vấn đề: Luật cảnh sát biển việt nam quy định có mấy nhóm hành vi bị nghiêm cấm, như sau:

Có 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, dưới đây:

  • 1. Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.
  • 2. Mua chuộc, hối lộ hoặc ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn.
  • 3. Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; giả mạo tàu thuyền, phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam; làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, con dấu, giấy tờ của Cảnh sát biển Việt Nam.
  • 4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam để vi phạm pháp luật; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • 5. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam nhũng nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển.
  • 6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

>> Làm thế nào để bản thân rèn luyện tuân thủ và giữ kỷ luật

Vấn đề về: Công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến trong chấp hành pháp luật trên biển

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Hội nghị sơ kết theo từng giai đoạn, thời kỳ.

tại Hội nghị sơ kết 3 năm (2019 – 2021) thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019 – 2023” diễn ra ở Hà Nội, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển cho biết: Với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam đã tạo sự chuyển biến tích cực trong chấp hành pháp luật trên biển, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Kết luận Hội nghị, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: Đối với một quốc gia ven biển, có vùng biển rộng, bờ biển dài hơn 3.200 km như Việt Nam, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ biển, thực thi pháp luật trên biển nói chung, tuyên truyền Luật CSB nói riêng là nhiệm vụ quan trọng lâu dài, cần phải được tiến hành thường xuyên. Vì vậy, Ban Chỉ đạo Đề án các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước, trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân ở 28 tỉnh, thành phố ven biển và các lực lượng vũ trang, lực lượng chức năng thuộc các bộ, ban, ngành có liên quan đến biển.

Trong thời gian tới, các bộ, ban ngành, các tỉnh, thành phố, các đơn vị quân đội cần tăng cường chỉ đạo đơn vị thuộc quyền tiếp tục triển khai đồng bộ hơn; chủ động phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền. “Đổi mới, đa dạng các hình thức thông tin; phát huy tối đa tác dụng của hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội vào việc tuyên truyền; phổ biến những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả và biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Đề án…Qua đó, thiết thực và nhanh chóng đưa Luật CSB Việt Nam đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên biển, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam”, Thượng tướng Võ Minh Lương chỉ