Cách xin lỗi người khác-nói lời xin lỗi chân thành như thế nào

Xin lỗi được xem là lời nói vô hại nhưng nó lại có tác dụng giúp nhiều người giải quyết vấn đề, mâu thuẫn xích lích mỗi khi chúng ta làm sai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nói lời xin lỗi đúng lúc, đúng hoàn cảnh, đúng ngữ cảnh.  Vậy lời xin lỗi nên phát ra khi nào? Lời xin lỗi có giải quyết được vấn đề hay không?

Nếu bạn đang làm sai việc không biết bắt đầu nói với sếp những điều gì? Hay hành động của  bạn làm cho mẹ buồn, biểu hiện của bạn làm cho những người bạn thân cảm thấy khó chịu? Và bạn đang muốn cất lên lời xin lỗi vì mình đã làm người khác không vui, nhưng vì cái tôi cá nhân bạn đang phân vân và ngại ngùng không muốn thốt ra những lời ấy. Nào! Nếu bạn đang đọc bài viết này thì dành vài phút tìm hiểu bài phân tích Cách xin lỗi người khác-nói lời xin lỗi chân thành như thế nào? để có kinh nghiệm giải quyết vấn đề của mình nhé.

Cách xin lỗi người khác-nói lời xin lỗi chân thành như thế nào?

Có lẽ, trong chúng ta, ngay từ những ngày còn nhỏ tuổi đã được ba mẹ dạy 2 câu nói “Cảm ơn – Xin lỗi” để biểu hiện tính lễ phép, sự biết ơn và cầu hòa để chuộc những lỗi lầm mình đã làm sai 1 vấn đề nào đó. Vậy bạn đã bao giờ nói lời Cảm ơn hay xin  lỗi chưa? Có lẽ trong mỗi người chúng ta đều nói rất nhiều về lời cảm ơn khi được nhận quà, cảm ơn khi người khác giúp đỡ mình, tuy nhiên với một số người rất ái ngại nói lời xin lỗi vì lòng tư trong và sự ngang bướng của bản thân nên đã khiến nhiều người thất vọng, cảm thấy bạn là người không tốt, hãy cố gắng nhận lỗi khi mình đã làm sai và khi bạn đã cất lên lời xin lỗi đều phải chân thành, từ tốn,                                             

Lời xin lỗi phải được phát ra đúng thời điểm, đúng lúc.

Bạn phải nhận định việc mình làm sai thật sớm và chủ động xin lỗi ngay,bởi vì để càng lâu bạn sẽ ái ngại và khó nói lời xin lỗi. Đặc biệt chúng ta phải sử dụng lời lỗi đúng lúc, đúng thời điểm.  Và bạn biết đấy, lời xin lỗi không phải là lời nói đùa, nói cho qua chuyện, mà khi khi phát ra đi kèm cửa chỉ hành động thật chân thành.

Làm sao để phát hiện ra mình có lỗi?

Có rất nhiều người khi làm việc, giao lưu với bạn bè đã vô tình làm người khác bị tổn thương nhưng họ lại không phát hiện mình đã làm sai điều gì và mở lời xin lỗi như thế nào. Vì vậy, chúng ta hãy tập tính quan sát hành động và lời nói của người khác, nếu chúng ta sai hãy bắt đầu chữa lỗi ngay, tránh việc giải thích biện hộ dài dòng mà hãy thể hiện cử chỉ của mình qua hành động sự chữa lỗi ngay sau lời xin lỗi đó nhé.

>>  Rất xin lỗi, Nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực và khả năng chịu khổ sẽ rất khó để kiếm được nhiều tiền

Nên xin lỗi gì ? Cách nói lời xin lỗi chân thành như thế nào?

  1. Một biểu hiện về sự nuối tiếc.

Đôi lúc một số người thờ ơ trọng một mối quan hệ nào đó như tình bạn, hay có hành động cử chỉ không tốt khiến người đối phương buồn phiền. Lúc này chúng ta phải xin lỗi chính vì sự vô tâm của mình, xin lỗi về sự nuối tiếc nếu biết trân trong nhau hơn.

  1. Một lời giải thích về những chuyện đã xảy ra.

Đôi lúc người khác sẽ hiểu lầm về hành động của bạn, cho nên nếu bạn dối lừa người khác thì phải nhanh chóng cải tỉnh bản thân và xin lỗi người khác ngay, đừng quênphải có một lời giải thích về những chuyện đã xảy ra để giúp người khác hiểu rõ và cũng là thái độ nhận thức của bạn.

  1. Nhận thức về trách nhiệm.

Làm sai phải xin lỗi, đó là điều tất nhiên  và là trách nhiệm của bạn. Đặc biệt trong trường hợp bạn làm người khác tổn thương, làm người khác bị thiệt thòi, hiểu nhầm thì chính bạn phải chủ động xin lỗi, nhận sai.

  1. Thể hiện sự hối hận.

Lời xin lỗi còn thể hiện sự hối hận của người thực hiện, và đây là câu nói giúp người nghe cảm thấy hài lòng và tin tưởng. Vì vậy mỗi khi bạn mắc lỗi, vô tình sai lầm hãy thể hiện sự hối hận của mình bằng lời nói xin lỗi thật tình nhất.

  1. Đưa ra những bù đắp.

Nếu bạn làm người khác không hài lòng về kết quả công việc, hành động, xử sự của bạn thì mau chóng xin lỗi và giãn hòa bằng sự bù đắp nho nhỏ nào đó như một bữa ăn thân mật, một món quà nhỏ,… và đặc biệt bù đắp lớn nhất là chữa lỗi sai của bạn đấy nhé.

  1. Hi vọng sự tha thứ.

Khi bạn làm điều đó sai, làm tổn thương ảnh hưởng đến người khác đừng bao giờ ngại nói lời xin lỗi, bởi lời xin lỗi là sự cầu khẩn, hi vọng sự tha thứ từ người khác. Vì vậy mỗi khi bạn có lỗi với sếp, bạn thân,đồng nghiệp, người yêu thì mau chóng tìm tìm cách xin lỗi sếp, lời chân thành xin lỗi bạn thân, xin lỗi bạn bè, giải hòa khi xin lỗi đồng nghiệp, sự hàn gắn qua lời xin lỗi đối với yêu chân thành nhất.

Trả lời