Các nước giàu nhất và nghèo nhất thế giới (là những nước nào)

Các nước giàu nhất và nghèo nhất thế giới (là những nước nào)
Các nước giàu nhất và nghèo nhất thế giới (là những nước nào)

Hiện nay thế giới có 204 quốc gia và 5 Châu lục, trong số đó được phân chia thành 3 nhóm nước: Nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và nhóm các nước kém phát triển. Đó là những quốc gia nào? Dựa vào tiêu chí nào để phân tách các nhóm nước như vậy? Bài viết sau đây sẽ trình bày những tiêu chí cũng như liệt kê những quốc gia thuộc 3 nhóm nước này, qua đó bạn có thể cóthế  cái nhìn tổng quát về các nước giàu nhât thế giới cũng như các nước nghèo nhất thế giới.

  1. Nhóm nước phát triển với các nước giàu nhất thế giới.

Nhóm nước phát triển là nhóm nước có nền công nghiệp phát triển nổi bật, có nền kinh tế, cơ sở hạ tầng vượt trội so với các nước khác. Theo Qũy tiền tệ quốc tế, thế giớ có 29 nước thành viên có nền kinh tế phát triển, thuộc vào hàng những nước công nghiệp. Có thể kể tên các nước phát triển theo danh sách sau: Anh, Mỹ, Đức, Ý, Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Đan Mạch, Hồng Kong, Iceland, Newzealand, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ, Hi lạp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Luxembourg .

Đa số các quốc gia thuộc nhóm nước phát triển đều ở khu vự Châu Âu với 20 nước, Châu Á với 3 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ, Châu Mỹ với 2 quốc gia, Châu Đại dương có 2 nước. Trong đó, các  quốc gia nhàu nhất thế giới hiện nay cũng thuộc nhóm nước phát triển này. Điển hình có thể kể tên các quốc gia thuộc nhóm G7: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada. Đặc biệt là nước Mỹ, được xem là một trong những nước có nền kinh tế phát triển và giàu có bậc nhất thê giới. Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ đều mang đến những ảnh hưởng lớn đối với thế giới.

Các quốc gia này được lựa chọn xếp vào các nước phát triển theo tiêu chí nào? Một số tiêu chí lựa chọn, đánh giá đối với các quốc gia phát triển cần có như sau:

  • Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
  • Chỉ số tổng sản phẩm quốc gia (GNP)
  • Thu nhập bình quân đầu người.
  • ChỈ số mức độ hiện đại hóa, chất lượng cơ sở hạ tầng
  • Chỉ số bình quân mức sống

Với những nước công nghiệp và có nền kinh tế tiên tiến thì những chỉ tiêu trên sẽ cao hơn nhiều so với các quốc gia khác. Thu nhập bình quân đầu người ở các nước này phần lớn từ các nguồn công nghiệp nặng, công nghệ cao và dịch vụ. Nên mức thu nhập của các nước này sẽ rất cao, rơi vào khoảng trên 60.000 USD.  Công nghiệp nặng, công nghệ cao và dịch vụ cũng là nhữg ngành chủ lực của các nước có nền kinh tế phát triển với tỷ trọng lớn. Chỉ số mức sống ở các quốc gia thuộc nhóm nước phát triển luôn luôn ở mức cao, cơ sở hạ tầng hiện đại hóa và có chất lượng tối ưu.

>>Những quốc giàu có nhất thế giới, và thật bất ngờ khi gia đình người Mỹ không phải Quốc gia giàu có nhất mà là nước khác

  1. Nhóm nước đang phát triển và vị trí của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.

Nhóm nước đang phát triển là những quốc gia có mức sống bình quân chưa cao, có nền tảng công nghiệp nhưng tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng quản nền kinh tế còn thấp hơn so với ngành nông nghiệp, chỉ số phát triển con người và thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình. Đây cũng là nhóm nước có nền công nghiệp hóa không đồng đều giữa các quốc gia trong nhóm. Dù cùng thuộc các nước đang phát triển nhưng một số nước lại nổi trội hơn được xem là các nước công nghiệp mới bởi quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ. Một số nước ở trung gian với sự phát triển ổn định lấy nông nghiệp làm chủ đạo, một số nước tuy nằm trong nhóm nước đang phát triển nhưng nền kinh tế lại không ổn định. Sau đây là danh sach những quốc gia thuộc nhóm nước đnag phát triển với 3 mức phân hóa khác nhau:

  • Nhóm nước đang phát triển thuộc tầng công nghiệp mới: đây là những nước có nền công nghiệp hóa mạnh mẽ như Nam Phi, Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indoniesia, Malaysia, Philippines ,…các quốc gia thuộc nhóm nước này đa phần là các nước lớn ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Đô. So với Những nước giàu nhất châu á hiện nay như Nhật, Hàn, Singapore,… thì các nước này cũng có những điểm mạnh nhất định nhưng tốc độ phát triển, chỉ số mức sống và GDP đầu người lại thấp hơn bởi cơ cấu kinh tế chưa cân đối, và còn nhiều vấn đề xã hội về an sinh, dân trí còn chưa được giải quyết triệt để bởi dân số đông.  lại có tỷ trọng công nghiệp thấp hơn trong tổng sản phẩm quốc dân. Nhóm nước công nghiệp mới về cơ bản đã hoản thành xong giai đoạn chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, hoàn tất quá trình công nghiệp hóa nhưng tỷ trọng công nghiệp tong tổng sản phẩm quốc nội chưa cao bằng nhóm nước phát triển nên vẫn đứng sau các nước này, và đương nhiên sẽ cao hơn nhóm nước còn phụ thuộc vào nông nghiệp.
  • Nhóm nước đang phát triển trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp. Đây là những quốc gia phát tiển ổn định và thuẩn lợi nhưng vẫn chưa hoàn tất quá trình công nghiệp hóa, nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chưa cao, vẫn thấp hơn nông nghiệp như một số nước ở Bắc Phi, một số nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Á.
  • Nhóm nước đang phát triển nhưng có nền kinh tế không ổn định, tỷ trọng công nghiệp ở mức thấp, tỷ trọng nông nghiệp cao và còn ảnh hưởng nhiều bởi những biến động về chính trị, xã hội như đa số các nước ở Châu Phi, phần lớn Nam Á, khu vực Tây Á như Iran, Iraq, Châu Đại Dương góp mặt một nước là Papua New Guinee.. Thực tế thì Khoảng 75% quốc gia trên thế giới thuộc nhóm nước này.
  • Vậy Việt Nam thuộc nhóm nào trong 3 nhóm trên của các nước đang phát triển? Việt Nam là một quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển, ổn định và thuộc nhóm thứ hai là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp sang Công nghiệp, Dịch vụ. Hiện nay tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất trên biểu đồ cơ cấu kinh tế Việt Nam với hơn 41%, tỷ trọng công nghiệp đứng thứ 2 với hơn 34%, nông nghiệp 14% . Nước ta đang từng bước chuyển mình để hoàn thành công nghiệp hóa. Những năm gần đây Việt Nam được đánh giá khá cao trên trường kinh tế bởi sự ổn định cả về chính trị xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Theo ước tính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt  7,02%, vượt mục tiêu đề ra từ 6,6-6,8%. Với mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng cùng với chính sách thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì Việt Nam đang nhận được nhiều chú ý từ các quốc gia phát triển và nhận được nhiều dự án đầu tư công nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề việc làm, thu nhập cho người dân và chuẩn bị vươn lên nước công nghiệp hóa mới.
  1. Các nước kém phát triển và nghèo nhất thế giới

Các nước kém phát triển nhất là những quốc gia chậm phát triển trên tất cả các phương diện như kinh tế, xã hội và có nền chính trị quốc phòng an ninh nhiều biến động nội bộ.Có thể kể tên một số nước sau đây:  Syria, Ukraina, Venezuala, Haiiti, Salvador, Somalia, Afghanistan, Triều Tiên, Đông Ti Mo, Bangladesh, Nepal, Yemen, Châu Dương góp 4 nước, châu Mỹ 1 nước…. Trong nhóm nước này Châu Phi là châu lục chiếm tỷ lệ lớn nhất với 33 nước có nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới với mức thu nhập bình quân cực kỳ thấp như Burundi – 1.275usd/người/năm, Madagasca- 1.699usd/người/năm, Comoros, Nam Sudan, Liberia, Mozambipue, Nigeria, Công, Cộng hòa Trung Phi,… Đông Nam Á cũng có 3 quốc gia Myanmar, Lào, Campuchia –  những nước nào nghèo nhất Đông Nam Á góp mặt vào các nước kém phát triển và nghèo nhất thế giới. Tất cả đều có thu nhập bình quân đầu người thấp không tưởng. Không những vậy, chỉ số mức sống, cơ sở hạ tầng cũng cực kỳ thấp.

 

Trả lời