Những Vật dụng cần thiết khi mở quán ăn (kinh nghiệm mở quán ăn)

Những Vật dụng cần thiết khi mở quán ăn (kinh nghiệm mở quán ăn)

Mặt hàng ăn uống là một tronh những mặt hàng bán chạy với lượng tiêu thụ và nhu cầu khách hàng cực lớn.

Đi trên một con phố, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều quán ăn, hàng ăn hay nhà hàng ăn uống khác nhau. Mỗi mô hình sẽ hướng đến một đối tượng khách hàng khác nhau và chi phí đầu tư cũng sẽ khác.

Ý tưởng kinh doanh mở quán ăn không phải là một ý tưởng mới. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận mức độ hấp dẫn từ lợi nhuận nó mang lại nhiều như thế nào. Dù biết có nhiều đối thủ cạnh tranh, những khó khăn trong kinh doanh mặt hàng này nhưng vẫn có rất nhiều người tham gia đầu tư mở quán ăn.

Trong bài viết Những Vật dụng cần thiết khi mở quán ăn (kinh nghiệm mở quán ăn) hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về những kinh nghiệm cần có khi mở một quán ăn nhỏ và những vật dụng nên chuẩn bị trước khi kinh doanh là những gì.

Kinh doanh quán ăn, trước hết cần có kiến thức và kỹ năng nấu ăn

Đây là điều nên đáp ứng nếu bạn muốn kinh doanh một quán ăn hiệu quả.

Thực tế có hai cách để bạn lựa chọn:

+ Thứ nhất: đó là bạn đầu tư vốn mở quán ăn và thuê đầu bếp về nấu. Như vậy, bạn sẽ không cần phải biết quá nhiều về kiến thức cũng như kỹ năng nấu ăn.

+ Thứ hai: bạn tự đứng bếp để nấu ăn. Đối với cách này thì bắt buộc bạn phải có kiến thức và tay nghề trong nấu nướng.

Dù là cách nào, bytuong.com nghĩ rằng có sự hiểu biết về lĩnh vực mình kinh doanh sẽ tốt hơn và giúp chúng ta điều hành hoạt động kinh doanh tốt nhất. Vì vậy, trước khi kinh doanh mở quán ăn, hãy dành thời gian rèn luyện kỹ năng nấu ăn của mình và bổ sung thêm kiến thức về ẩm thực cũng như món ăn dự định sẽ kinh doanh.

Kinh doanh quán ăn nhỏ có cần hoàn thành thủ tục, giấy tờ kinh doanh và những giấy tờ có liên quan

Đối với việc mở một quán ăn nhỏ, có thể bạn không cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh nhưng phải đảm bảo các giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không có các loại giấy tờ này, khi bên quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xuống kiểm tra thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh và sẽ bị phạt. Vì vậy, bytuong.com nghĩ rằng chúng ta nên tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và thủ tục của Nhà nước quy định về việc kinh doanh buôn bán trong lĩnh vực ăn uống.

Địa điểm kinh doanh nên mở ở đâu là thuận lợi nhất

Để xác định địa điểm kinh doanh bạn cần biết được quán ăn mình mở ra hướng đến đối tượng khách hàng nào. Ví dụ như bạn muốn mở quán ăn sáng và đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì địa điểm kinh doanh sẽ gần trường học. Đối tượng khách hàng là công nhân thì quán ăn đặt ở gần khu công nghiệp, khu nhà trọ…

Ngoài ra, nên thuê mặt bằng ở ngoài quốc lộ, nơi có giao thông thuận tiện và lượng người qua lại thường xuyên. Hãy nhớ rằng không nên đặt quán ăn ở nơi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì khách hàng sẽ có tâm lý đi ăn tại những quán quen cũ hơn là việc quyết định dùng thử ở một quán ăn mới.

Vốn đầu tư mở quán ăn bao nhiêu

Để biết được bạn cần bao nhiêu vốn để đầu tư một quán ăn thì cần biết được các chi phí như:

+ Chi phí thuê mặt bằng: với một quán ăn nhỏ, thuê mặt bằng ở gần trường học, ngoài mặt tiền, khu đông dân cư chi phí có thể từ 4 – 5 triệu.

+ Chi phí sửa sang, trang trí lại quán ăn: nhiều quán ăn nhỏ như kinh doanh đồ ăn sáng, phở, bún,… họ sẽ không đầu tư vào khâu trang trí mà chỉ sửa lại cho quán trông mới và gọn gàng hơn thôi. Nếu bạn kinh doanh mặt hàng này và quyết định không đầu tư trang trí thì chi phí khoảng 3 – 4 triệu để sữa chữa, sơn lại tường…

+ Chi phí mua đồ nội thất: bạn cần mua bàn ghế để tiếp khách hàng. Có nhiều quán ăn sử dụng những bộ bàn ghế nhữa. Cũng có những quán ăn sử dụng bàn ghế gỗ hoặc bàn bằng gạch men. Tùy theo sự lựa chọn của bạn mà chi phí có thể thay đổi.

+ Chi phí mua dụng cụ bếp: để nấu ăn tất nhiên chúng ta cần các dụng cụ làm bếp. Với một quán ăn nhỏ thì mua dụng cụ bếp sẽ hết khoảng 2 – 3 triệu.

+ Chi phí mua nguyên vật liệu

+ Chi phí dự phòng

+ Chi phí phát sinh

+….

Khi bạn có thể tổng hợp được các chi phí cần để kinh doanh sẽ tính được số vốn cần để mở một quán ăn là bao nhiều.

>> Kinh nghiệm mở quán ăn để cạnh tranh tốt trên thị trường

Những dụng cụ, vật dụng cần thiết khi mở quán ăn

Chúng ta có những vật dụng, dụng cụ cần thiết để mở quán ăn như sau:

+ Dụng cụ làm bếp: như nồi niêu, xoong chảo, dao kéo, thớt. Các loại máy, vật dụng như bếp ga, lò vi sóng, máy say, nồi hấp,…

+ Các vật dụng khác như: chén, đũa, ly cốc, thìa, dĩa,..

+ Vật dụng phục vụ như bàn ghế, đèn, quạt,..

+ Dụng cụ, vật dụng trang trí trong quán ăn.

Bạn có thể tìm mua các dụng cụ hay vật dụng này ở ngoài chợ với mức giá phù hợp.

Xây dựng thực đơn và đớn giá cho từng món ăn

Một trong những điểm chú ý nữa đó chính là xây dựng thực đơn và giá món ăn. Bạn cần biết mình sẽ kinh doanh món ăn nào chính, món nào phụ. Xác định nhu cầu khách hàng để biết họ mong muốn sử dụng những món ăn như thế nào từ đó tìm cách chế biến thử và nếu cảm thấy ổn thì sẽ đưa vào thực đơn.

Giá cả cũng là một trong những yếu tố quyết định việc khách hàng có muốn ghé đến quán ăn của bạn hay không. Tùy theo món ăn, đối tượng khách hàng hướng đến, chi phí đầu từ và giá cả mặt bằng chung để xác định được mức giá của quán ăn mình.

Quán ăn phải có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực nấu nướng. Quán ăn phải đảm bảo vệ sinh, có khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hoàn chỉnh để tránh gây ô nhiễm nguồn nước và không gian xung quanh quán.

Tuyển dụng nhân viên và đào tạo

Tùy theo quy mô của quán mà bạn sẽ quyết định cần tuyển bao nhiêu nhân viên. Gồm có những nhân viên như: thu ngân, phục vụ, bảo vệ canh xe, đầu bếp, phụ bếp, rửa chén.

Nhân viên phải có thái độ phục vụ niềm nở, vui vẻ và nhiệt tình để khiến khách hàng không phải khó chịu. Thời gian gọi món và đợi món rất quan trọng. Không nên để khách chờ quá lâu. Có thể sử dụng mẹo đó là phục vụ từng món ăn phụ trước để khách hàng biết rằng chúng ta đang phục vụ món cho họ.

Tìm nguồn cung cấp thực phẩm.

Nếu chỉ kinh doanh một quán nhỏ bình thường với những món ăn bình dân hằng ngày, bạn có thể mua nguyên liệu nấu nướng ở các chợ đầu mối hoặc chợ chuyên về nguyên liệu đó.

Nếu các món ăn cần những nguyên liệu đắt, quý thì phải đặt là lựa chọn nơi cung cấp chuyên. Ví dụ như tôm hùm, cua hoàng đế, cua tuyết, nhân sâm, nấm,…

Nguồn nguyên liệu thực phẩm sẽ góp một phần quyết định món ăn của bạn ngon hay dỡ và có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Vì vậy, cần tìm nhà cung cấp có nguồn gốc, uy tín và chất lượng. Hãy tham khảo nhiều nhà cung cấp, so sánh giá cả và sản phẩm sau đó hãy lựa chọn.

Kinh doanh quán ăn mọc lên mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng có thể duy trì nó đến phút cuối cùng. Là một mô hình kinh doanh phổ biến nhưng không hề dễ dàng. Với những chia sẻ trong bài viết này thì bytuong.com mong rằng bạn có thể kinh doanh thành công quán ăn của mình.

Trả lời