Những người nào không nên, không thể khởi nghiệp, mở công ty

Làm ông chủ, tạo lập doanh nghiệp là ước mơ của không ít người. Nhưng đó là giấc mơ khủng khiếp. Thực sự thì những người nào không thích hợp để khởi nghiệp kinh doanh.

Có nhiều quan điểm khác nhau về câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh, làm giàu, cho nên trong bài viết này Lương cũng chỉ dám chia sẻ tư duy và quan điểm cá nhân.

Lương thường xuyên làm những đợt đánh giá nhỏ về các vấn đề khác nhau trong khởi nghiệp, nội dung trong bài viết này cũng là một phần kết quả mà Lương đã đánh giá, phân tích.

1, Người có tính cách cá nhân đặc biệt hướng ngoại

Tính cách hướng ngoại rất thích hợp để tạo lập các mối quan hệ giao tiếp với khách hàng, đặc biệt trong bán hàng. Nhưng nếu người mức độ hướng ngoại quá lớn không hứng thú với tài chính, tiền bạc, và họ cũng không tập trung quan tâm đến sản phẩm hàng hóa của mình, đôi lúc bản chất hướng ngoại làm cho người này tự phụ, tự mãn với nghiệp vụ, năng lực của mình.

Đương nhiên, không thể nói người hướng ngoại thì không thể khởi nghiệp, tạo dựng công ty riêng. Tuy nhiên một chiến lược phát triển kinh doanh tốt nhất thường do người hướng nội triển khai, và người này phải có niềm đam mê giàu có, có khả năng hạ thấp lòng tự mãn để kết nối mọi người trong tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

2, Người chú trọng quá trình trong quản lý, phát triển sự nghiệp

Người khởi nghiệp kinh doanh chú trọng quá trình trong quản lý thông thường thích sử dụng quy tắc, quy định, nghĩa vụ, trách nhiệm cứng ngắc, mệnh lệnh để quản lý nhân viên, nhóm trong tổ chức.

Phụ nữ dựa vào gì để kiếm tiền, kinh doanh

Những người như thế này không thích hợp để khởi nghiệp kinh doanh, bởi vì bạn sở hữu một công ty không khác tính cách, tình yêu của bạn. Một công ty có rất nhiều vấn đề xảy ra và không theo quy tắc nhất định, ít nhất trong công ty cũng sẽ có vài nhân viên “bướng bỉnh”, vài đối tác “sớm nắng chiều mưa”…

3, Họ cho rằng công việc phải làm trong 1 ngày của người khởi nghiệp rất đơn giản

Đương nhiên là không phải như thế, có rất nhiều trường hợp mà bạn không thể tự mình giải quyết, bạn cần có sự giúp đỡ từ cộng sự, từ người đồng sáng lập, từ chính khách hàng.

4, Do dự, không quyết đoán

Trong tiếng Anh có 1 từ mà tôi thường dịch ra tiếng Việt là: “Analysis paralysis”, nếu dịch đúng nghĩa thì từ này có nghĩa: “ Phân tích quá độ”, và kết quả cuối cùng là bạn tự biến 1 sự việc đơn giản thành phức tạp.

Ví dụ, khi một người quá do dự một vấn đề, bạn thường đi tham khảo ý kiến từ 1 chuyên gia, 1 người đã tham gia trong ngành nghề, hoặc đọc sách, tư liệu… Họ nói rất nhiều thứ, nhưng cuối cùng bạn vẫn không hiểu vấn đề, và câu chuyện càng trở nên rắc rối, bạn càng đắn đo và do dự.

5, Nghe lời khuyên của quá nhiều người

Lẽ nào không nên nghe lời khuyên từ nhiều người ? Đây cũng là một vấn đề, nhưng có gì đó sai không ? Thực ra, khi bạn hỏi người khác về về vấn đề khởi nghiệp kinh doanh của mình, mục đích nhằm so sánh xem phương án nào tốt hơn, phương án nào khôn ngoan và thông minh hơn.

Nếu bạn nghe lời người khác nói để quyết định vấn đề trong kinh doanh của mình, bạn không phù hợp với tố chất của người khởi nghiệp. Một người khởi nghiệp nên lắng nghe chính quan điểm, trực giác, phán đoán của mình. Mặc dù lời khuyên của người khác rất tốt, tuy nhiên bạn hãy tin vào chính bản thân mình trong kinh doanh.

6, Người quá thực dụng

Có thể bạn sẽ hỏi tôi rằng: “ Thế thực dụng không phải là rất tốt trong kinh doanh sao”. Chắc chắn tôi sẽ trả lời với bạn “ Không phải”.

Ông chủ Mark Zuckerberg ( Facebook) từng chia sẻ trong bài phát biểu tốt nghiệp Tiến Sĩ đại Đại Học Harvard, ông nói: Tôi chưa bao giờ muốn thành lập 1 công ty lớn, nhưng tôi muốn tạo ra một sự ảnh hưởng đến toàn cầu.

Có rất nhiều người kinh doanh thiếu sự lạc quan và kết quả cuối cùng là sự thất bại, họ cho rằng kinh doanh cần phải rất thực dụng, thực tế. Tuy nhiên hầu hết Vĩ nhân trên toàn cầu thành công đều là bởi vì họ đam mê, họ lạc quan với công việc mà họ theo đuổi.

7, Làm theo quyết định của tổ chức, của nhóm

Công ty là 1 tổ chức, trong công ty có nhiều nhóm, nhiều đội nhằm hoàn thành những nhiệm vụ công việc khác nhau. Sự kết hợp của nhiều nhân viên tạo thành nhóm/tổ chức là cần thiết phục vụ công việc.

Người lãnh đạo quản lý doanh nghiệp bằng tinh thần đồng đội là cần thiết, thậm chí trong một số trường hợp bạn phải nghe theo quyết định nhóm. Nhưng nguyên tắc hoạt động của tổ chức/nhóm cần đề cao tính lợi ích chung, an toàn là yếu tố quan trọng nhất.

Song người khởi nghiệp cần có tố chất độc lập, bạn là người tạo ra công ty chứ không phải công ty khiến bạn mất đi tính tự lập, kiên định. Lấy ý kiến từ các thành viên công ty là điều tốt, tuy nhiên không nghe quá nhiều. Hơn nữa việc độc lập trong quyết định quan trọng cũng thể hiện quyền lực lãnh đạo của bạn.

8, Người tự nhận ra mình cần có 1 đồng đội nghiệp vụ

Thế nào gọi là đồng đội nghiệp vụ ? Đơn giản chỉ là mỗi người đều có thế mạnh điểm yếu trong công việc, nghiệp vụ, quản lý lãnh đạo. Thông thường bạn không biết điểm yếu của mình, hoặc là nếu biết thì bạn cũng không khắc phục bởi vì đã có đồng đội nghiệp vụ giúp bạn giải quyết.

Cách tốt nhất để khắc phục điểm yếu của bạn là tìm “đồng đội nghiệp không giỏi”, họ sẽ giúp bạn phát hiện điểm yếu và tự khắc phục. Ví dụ: Tìm người hướng nội làm công tác nghiên cứu sản phẩm, tìm người hướng ngoại làm công tác kinh doanh bán hàng.

Không nhất thiết phải tìm đồng đội nghiệp vụ quá giỏi, nhưng họ cần có tư duy và mức độ am hiểu tốt. Tìm kiếm đồng đội sáng lập công ty tương tự câu chuyện kết hôn. Một nghiên cứu chỉ ra, những người khởi nghiệp có đồng đội sáng lập dễ thành công hơn so với người không có, Google, Facebook là những công ty hoạt động luôn cần tính đồng đội.

Khởi nghiệp mà không có đồng đội sáng lập, bạn không không nhất định sẽ thất bại nhưng chắc chắn cơ hội thành công thấp hơn trường hợp có đồng đội.

9, Những người có trí tuệ thông minh IQ quá cao và họ không thích tình cảm xướt mướt

Có một số người rất thích toán học, tư duy logic, trong cuộc sống và công việc họ cũng rất rõ ràng, phân minh. Mọi thứ mà họ làm đều  phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn về mặt số liệu đo lường.

Rõ ràng, phân minh, tư duy Logic cao, thông minh là cần thiết, nhưng khi quản lý 1 doanh nghiệp thì không phải thứ gì cũng rõ ràng. Bạn cần phải có những yếu tố không phải số liệu nhằm đo lường sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ/sản phẩm.

Có một thực tế là sự hài lòng của bạn trong kinh doanh không xác định, lúc nhiều lúc ít, đôi lúc bạn không thấy vui vẻ. Nếu bạn là người luôn rõ ràng, vậy thì bạn sẽ thường xuyên không vui trong giai đoạn khởi nghiệp, bởi vì giai đoạn đầu thành lập công ty mọi thứ đều không rõ ràng và chưa có kết quả.

10, Người không giải quyết 1 sự việc bằng 2 góc độ tư duy khác nhau

Nói một cách khách, đó là một người chỉ làm việc theo duy nhất 1 tư duy, bảo thủ, cố chấp với quan điểm của riêng mình. Một khởi nghiệp kinh doanh chỉ giải quyết theo 1 hướng tư duy làm tăng mức độ rủi ro trong quyết định.

11, Chỉ muốn kiếm tiền

Chẳng lẽ người khởi nghiệp kinh doanh không nên kiếm tiền ? Đương nhiên không phải như vậy, có rất nhiều ví dụ minh chứng một công ty không phải chỉ kiếm tiền. Chẳng hạn như Bill Gates, Jack Ma, nhưng đây là những tập đoàn đa quốc gia, trường hợp ngoại lệ.

Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều công ty được thành lập có thể là để giải quyết vấn đề khó khăn xã hội, công việc, hoặc là công ty được thành lập để tạo ra sự ảnh hưởng, tiếng vang, danh vọng…

Okay, Lương vừa chia sẻ quan điểm cá nhân về câu chuyện điều kiện, tiêu chuẩn của người khởi nghiệp kinh doanh, các câu hỏi, ý kiến bạn comment cho Lương trong phần bình luận.

An Luong

Trả lời