Hôm nay Lương gặp 1 bà chị, bà nói rằng mỹ phẩm rất có tiềm năng, và cũng đúng là bà ấy đang kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, kiếm ăn rất khá, thu trên dưới 100 triệu mỗi ngày là bình thường. Thế nhưng tại sao rất nhiều người vừa mới nhảy vào kinh doanh mỹ phẩm thì “sập nguồn” ?
Chủ đề này Lương tản mạn đôi chút về lý do khiến người buôn bán mỹ phẩm bị thất bại sau 2-3 tháng mở hàng.
Mỹ phẩm nước ngoài tràn lan thị trường Việt Nam
Thực tình mà nói thì ở Việt Nam chỉ thấy có mỹ phẩm Handmade chứ chưa thấy mỹ phẩm công nghiệp giống với nước ngoài. Người kinh doanh bị thất bại trên thị trường mỹ phẩm ít nhiều cũng vì lý do này.
Bây giờ Lương sẽ chia các kiểu người kinh doanh mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam thành 3 đối tượng như sau:
– Cá nhân tiếng nói bán mỹ phẩm
– Doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa kinh doanh mỹ phẩm có quy mô đầu tư khoa học.
– Cá nhân và doanh nghiệp buôn bán mỹ phẩm chộp giật
> 4 Việc không bao giờ được làm trong kinh doanh
Đối tượng thứ nhất là người kinh doanh rất tốt, doanh thu người này thu về nhất nhiều khi được gắn mác thương cá nhân của họ cho mỹ phẩm. Tức là cùng một sản phẩm trang điểm có thương hiệu quốc tế, tuy nhiên sản phẩm đó được bán ra thị trường là nhờ vào uy tín và mối quan hệ của cá nhân đó.
Những người này có thể là Blogger, Facebooker, Ca sĩ, Diễn Viên, Người làm nghề công chúng, hay đơn giản là 1 người có nhiều mối quan hệ trong xã hội. Những người như vậy rất được khách hàng tôn sùng, thậm chí khi 1 sản phẩm vừa đăng lên đã có vài trăm đơn hàng cũng là điều dễ hiểu.
Những cá nhân kinh doanh nhờ vào uy tín và mối quan hệ của riêng họ hoàn toàn có thể “xơi” được một phần thị trường nếu biết tự lượng sức mình.
Đối tượng thứ 2 là người kinh doanh có khoa học, họ thực hiện các kế hoạch điều tra nghiên cứu thị trường, Marketing rất chuẩn xác và gần với thực tế, những người kinh doanh như thế này rất ít khi thất bại, họ sẽ không bỏ vốn đầu tư bừa bãi nếu thị trường không tiềm năng.
Các doanh nghiệp thuộc trường hợp này có thể kể đến như Ohui, Pond’s, Olay, Nivea…Họ thực sự là những người chuyên nghiệp và dẫn đầu trên thị trường. Tại Việt Nam các thương hiệu mỹ phẩm này đã có mặt rất lâu nhưng đến bây giờ họ vẫn tồn tại, là bởi vì họ kinh doanh có khoa học, họ chi phối và kiểm soát thị trường, cuộc chơi thuộc về họ.
Đối tượng thứ 3 là những người kinh doanh mỹ phẩm chộp giật, khi có lợi nhuận họ mới nhập hàng về để bán và khi nhận thấy tiền lãi bị giảm dần họ sẽ không kinh doanh nữa, có người ôm hàng và lỗ vốn, sau cùng là thất bại. Những người thuộc trường hợp thứ 3 rất nhiều, và họ chính là người bạn thường thấy trên diễn đàn cộng đồng, facebook, hoặc là trên tờ rơi…
Đối tượng thứ 3 bị thất bại khi bán mỹ phẩm là bởi vì họ không có sự khác biệt trong việc kinh doanh, khi bắt đầu không nghiên cứu thị trường mà chỉ kinh doanh theo cảm tính và xu hướng nhất thời.
Đối tượng kinh doanh thứ 3 cũng không có uy tín và mối quan hệ trong xã hội giống với các diễn viên , người của công chúng. Thế nên họ không lấy được lòng tin của nhiều người mà chỉ có 1 nhóm người bạn bè là khách hàng.
Một điểm nhấn nữa khiến người kinh doanh thứ 3 bị thất bại là vì họ không đủ khả năng để cạnh tranh với đối thủ. Trong khi đó người nổi tiếng bán hàng dựa vào uy tín và sức ảnh hưởng cá nhân, còn doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có tính khoa học đã “xơi” hết thị trường rồi.
Ok, như vậy thôi mọi người nha, gặp lại mọi người trong các bài viết kỳ sau.