MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT GÌ Ở NÔNG THÔN VỚI SỐ VỐN ÍT VÀ CÓ LỢI NHUẬN CAO.

 

MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT GÌ Ở NÔNG THÔN VỚI SỐ VỐN ÍT VÀ THU LỢI NHUẬN CAO
MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT GÌ Ở NÔNG THÔN VỚI SỐ VỐN ÍT VÀ THU LỢI NHUẬN CAO

Sản xuất gì ở nông thôn với số vốn ít và có lợi nhuận cao? Nông thôn với đa dạng nguồn nguyên liệu nông. Lâm, thủy sản là một điều kiện tốt để tiến hành mở xưởng sản xuất Chế biến nông, lâm, thủy sản.

1/ Mô hình mở xưởng sản xuất chế biến nông sản khô.

Xưởng sản xuất chế biến nông sản sấy khô là lựa chọn tốt mang lại lợi nhuận cao và có nhiều ưu điểm khi mở xưởng tại vùng nông thôn. 

  • Nguồn nguyên liệu:

Nguyên liệu nên lựa chọn để làm mặt hàng sấy khô là các loại trái cây, rau củ được trồng phổ biến ở địa phương để hạn chế khan hiếm nguồn nguyên liệu và đảm bảo giá nguồn nguyên liệu ổn định như:  khoai lang, môn, khổ qua, mít, chuối, xoài. Ngoài ra, các bạn có thể đa dạng hóa sản phẩm sấy khô của  bằng cách tìm các nguồn nguyên liệu ngoài rau củ, trái cây như tôm, tép sấy khô. Hoặc lá chè sấy khô cũng là sản phẩm có hiệu quả lợi nhuận khá tốt.

Thu mua rau, củ, quả tại chỗ của các nông hộ vào mùa thu hoạch sẽ đảm bảo thực phẩm tươi ngon và giá thành khá tốt. Bên cạnh đó chợ đầu mối cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu giá rẻ mà các bạn nên tìm hiểu.

  • Ưu điểm của mặt hàng nông sản sấy khô:

Hoa quả, rau củ sấy khô có thời gian sử dụng lâu, không lo bị hư hỏng hay xu hướng tiêu dùng bị thay đổi. Mặc dù đã được sấy khô nhưng chúng vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng.

Hiện nay người tiêu dùng rất ưa chuộng loại hoa quả, rau củ sấy khô. Mục đích sử dụng  không chỉ dùng vào dịp Tết như trước đây mà còn sử dụng quanh năm làm thức ăn vặt, quà biếu,… Nhu cầu sử dụng hàng hoa quả sấy khô ngày càng phổ biến và rộng rãi. Các mặt hàng này được bán ở các siêu thị, củe hàng tạp hóa ở chợ và các điểm du lịch.

Kinh doanh hoa quả, rau củ sấy khô cũng không mất quá nhiều công đoạn chế  biến và dễ dàng tìm thấy thị trường tiêu thụ từ bán nhỏ lẻ đến bán buôn có quy mô.Dưới đây là một số gợi ý về cách phân phối trái cây, rau củ sấy khô các bạn nên tham khảo.

  • Thị trường phân phối mặt hàng nông sản sấy khô:

Thị trường phân phối luôn là vấn đề đặt ra đối với các mặt hàng sản xuất. Giải quyết được vấn đề này, người kinh doanh sẽ không còn nhiều lo ngại.Các bạn có thể tham khảo các cách tạo đầu ra cho mặt hàng nông sản sấy khô như sau.

Thứ nhất, mở cửa hàng trực thuộc nhà máy sản xuất: dựa vào ưu điểm của mặt hàng sấy khô là khả năng bỏ quản lâu dài, các bạn nên mở một cửa hàng để bán sản phẩm do mình làm ra nếu có đủ vốn và nhân lực.

Thứ hai, phân phối số lượng sỉ cho các đại lý, siêu thị và các cửa hàng đặc sản tại khu du lịch về nguồn hàng sấy khô: hãy xây dựng thương hiệu và tìm kiếm các đại lý, siêu thị mini, cửa hàng về mặt hàng đặc sản để tạo đầu ra ổn định. Bạn nên tạo nên chiến lược quảng cáo cho mặt hàng, chiết khấu phần trăm, ưu đãi giá nhập sỉ để dễ dàng tìm đại lý, cửa hàng hoặc gian hàng trong siêu thị.

Thứ ba là hình thức bán lẻ. Đây là cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả và không tốn nhiều chi phí. Các bạn có thể phân phối lẻ qua các cửa hàng tạp hóa nhỏ ở chợ cũng là cách giới thiệu sản phẩm tốt để nhiều người biết đến mặt hàng và thương hiệu của bạn.

  • Quy mô mở xưởng:

Với ý tưởng này bạn cần phải đầu tư vào mặt bằng khoảng 30 – 40m2, dự tính số vốn dùng cho máy móc chế xuất và nguyên liệu, nhân công  ban đầu khoảng 100 triệu đồng.

Bạn nên lựa chọn mở xưởng sản xuất thoáng mát, gần các khu vực trồng trái cây, rau củ để hạn chế chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu. Đồng thời đầu tư từ 1 đến 2 máy sấy thực phẩm công nghiệp loại 10 khay Inox 304 và 1 máy cắt rau củ. Mỗi máy sấy thực phẩm 10 khay này hiện có có giá giao động từ 25-28 triệu đồng 1 máy. Máy cắt rau củ QSPL 360 với ba bộ dao thái có giá giao động từ 25 -30 triệu đồng. Bạn có thể thuê thêm hai nhân cho xưởng sản xuất.

>> Ý tưởng kiếm tiền ở nông thôn nhanh giàu với vốn từ 300-500 triệu

2/ Mô hình mở xưởng chế biến và gia công gỗ.

Vùng nông thôn với đặc thù về nguồn nguyên phụ liệu nông, lâm sản là chính nên việc mở xưởng gỗ là một lựa chọn hợp lí cho người kinh doanh.

  • Nguồn ngyên liệu:  Nguồn nguyên liệu của chế biến gỗ có hai ngồn là gỗ địa và gỗ nhập khẩu. Ty nhiên đối với xưởng sản xuất vừa và nhỏ ở nông thôn, sự lựa chọn tốt nhất là lấy nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng. Khai thác gỗ rừng cần có giấy cấp phép của cơ quan có chức năng. Vì vậy người kinh doanh cần chuẩn bị khâu này kĩ lưỡng để tránh những rắc rối về sau. Một lợi thế của việc mở xưởng gỗ ở nông thôn là các bạn có thể thu mua nguyên liệu từ gỗ tự nhiên từ rừng trồng  như gỗ tràm, bạch đàn, thông, xoan đào, lim,… Ngoài ra, gỗ công nghiệp cũng là một đè xuất tốt để tham khảo khi làm các đồ nội thất. Gía thành của gỗ khá đa dạng tùy vào chất liệu và đặc điểm của gỗ.

 

  • Ưu điểm ngành chế biến gỗ:  Mở xưởng gỗ để mua, bán gỗ, bóc xẻ gỗ, làm đòn tay, ván gỗ, gia công đồ gia dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận cao. Đồng thời, mặt hàng gỗ và nội thất không lo ngại về vấn đề thời gian bán nhanh hay chậm, bị hư hỏng do thời tiết hay sự biến động về giá cả trên thị trường. Hơn thế, thị trường về đồ gỗ khá phong phú bởi những giá trị và tính năng của nó trong việc xây nhà, nội thất.
  • Thị trường phân phối:

Xưởng sản xuất trở thành nơi phân phối chính theo kiểu bán buôn, bán lẻ cho người dân. Hoặc tìm kiếm các mối quan hệ để phân phối ván gỗ dòn tay đến các doanh nghiệp thu mua gỗ, các của hàng lớn, vừa và nhỏ bán đồ nội thất.

Định hướng gia công bóc, xẻ gỗ cho các doanh nghiệp gỗ lớn, nhận gai công mặt hàng gỗ mỹ nghệ theo đơn từ csc công ty, cửa hàng nội thất.

Một hướng đi mới cho hoạt động sản xuất chế biến gỗ là liên kết với các nhà thầu thi công, các công ty xây dựng để cung cấp gỗ cho các công trình, Với hướng đi này đòi hỏi bạn phải tạo mối quan hệ tốt và cần có chính sách chiết khấu cho đơn vị đầu tư.

  • Quy mô mở xưởng:

Xưởng gỗ nên mở ở nơi có mặt bằng rộng tầm 100-200m2, thoáng mát đủ không gian chứa gỗ và cần có khoảng cách với khu dân cư bởi hoạt động chế biến gỗ như cưa, xẻ gỗ khá ồn.

Với mô hình mở xưởng chế biến và gia công gỗ, số vốn ban đầu có thể từ 100-500 triệu tùy vào quy mô để đầu tư cho việc thuê mặt bằng, máy móc, nhân công và mua nguyên phụ liệu ban đầu. Bạn có thể đầu tư một máy cưa bàn trượt với giá giao động từ 30-40 triệu cho loại vừa dùng. Máy khoan ốc vít cầm tay, một máy ó giá dao động từ 2-5 triệu đồng. Máy dán cạnh tay có mức giá khá đa dạng từ 6 -12 triệu tùy hương hiệu và chức năng. Máy nén khí công nghiệp để điều hành hoạt động của máy móc cũng có nhiều mức giá nhưng nên lựa chọn loại có giá dao động từ 20-40 triệu với dung tích từ 200-500 lít phù hợp với xưởng có quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, các  bạn có thể dầu tư thêm cưa cầm tay để linh hoạt trong công việc.

Mở xưởng gì tại nông thôn với số vốn ít và lợi nhuận cao không quá khó, vấn đề là lựa chọn lĩnh vực thích hợp. Trên đây là hai ví dụ để các bạn tham khảo.

 

 

Trả lời