Nếu như bạn không hiểu, không biết 3 điều này ngày hôm nay thì đừng khởi nghiệp kinh doanh nữa. Đó là những thứ tất yếu mà mình sẽ viết cho mọi người trong ngày hôn nay, nếu bạn không hiểu thì cũng cố để hiểu, bởi vì giá trị của 3 điều này có thể nặng bằng 100 triệu, 200 triệu và vài lần kinh doanh thất bại.
Kinh doanh cần vô vàn thứ mà bạn học cả đời không hết
Vốn đầu tư
bạn phải làm sao để phân bổ vốn thật tốt, nếu không thì tiền bạc tích cóp bấy lâu này đổ sông đổ bể hết. Nhiều người cho rằng: “Mất thì thôi, tiếc gì vài trăm triệu khởi nghiệp kinh doanh”, hay “ Thua keo này ta hày keo khác”, “ Còn người là còn tất cả, của đi thay người”… Đúng, suy nghĩ như thế là đúng bạn đã làm việc, đầu tư không hiệu quả.
Dùng người.
Việc này quan trọng, bởi vì khi có người làm thuê thì bạn mới là một ông chủ, chỉ một mình bạn sẽ không thể tạo nên một doanh nghiệp lớn, biến bạn trở thành một “vĩ nhân”. Nhưng dùng người không phải là điều quan trọng nhất, bạn có thể thuê người này hoặc thuê người kia tùy ý của mình, đúng không nào ?
Kế hoạch kinh doanh.
Cũng cần thiết bởi vì không có kế hoạch bạn sẽ không thể làm việc khoa học được đâu, nhưng mà một kế hoạch kinh doanh tốt hay không tốt thoe suy nghĩ của bạn và của người khác cũng chưa chắc tạo ra tiền.
Và vô vàn những thứ cần thiết khác nữa nhưng chỉ có 3 thứ sau đây mới là điều tất yếu, thứ mà người kinh doanh phải biết để có thể sống, tồn tại và phát triển.
>> 5 Loại ông chủ vĩnh viễn không bao giờ thành công
3 Thứ phải hiểu khi muốn đầu tư kinh doanh
1, Người kinh doanh không được bán hàng giả, hàng kém chất lượng, phải thành thực và tôn trọng chữ tín, nói rõ ràng về chất lượng và quy cách của hàng hóa.
Người kinh doanh xưa nay thường xuyên bị nói là “Kẻ đi buôn”, ý chỉ rất mánh khóe, gian xảo.
Nhưng đó chỉ là bộ phận con người mà thôi. Những người kinh doanh thành công và bền vững họ thực sự tôn trọng giá trị thật, mà đó là thứ khách hàng cần, thế nên KFC, Microsoft, Apple, Facebook, Xuân Hòa, tập đoàn FPT… mới có thể phát triển đến vậy.
2, Người kinh doanh không được e ngại, sợ sệt rằng sản phẩm của mình có giá cả cao.
Nếu như sản phẩm của bạn độc quyền và mới thì nên nâng cao giá để kiếm thêm một khoản bỏ túi.
Còn khi khách hàng nói ràng giá cả sản phẩm của chúng ta cao thì đó chính là cơ hội để bạn bán hàng. Những khảo sát khách hàng cho thấy rằng khi khách hàng quan tâm sản phẩm thì họ đều quan tâm đến vấn đề giá, thậm chí giá cả là tất cả những gì người mua kỳ vọng, và chỉ cần giá hợp lý là họ sẽ mua hàng cho dù trước đó họ nói không muốn mua.
3, Khi đàm phán, nói chuyện với khách hàng thì đừng để họ có cảm giác chúng ta đang bán hàng hóa cho họ. Nếu họ có cảm giác đó, họ sẽ hạ thấp giá của bạn xuống.
Ok, chủ đề này mình chia sẻ với mọi người như vậy, trong bai viết sau mình sẽ chia sẻ nhiều hơn về kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh. Các câu hỏi để lại trong phần bình luận hoặc gửi thư đến : haihoasong@gmail.com