Hướng dẫn quản lý chiến lược của hoạt động kinh doanh

Khi bạn kinh doanh sẽ có 1 kế hoạch chiến lược, phần này Lương sẽ hướng dẫ mọi người quản lý kế hoạch đó, làm sao để bạn thực hiện tốt và  hiệu quả nhất các bước có trong kế trong kế hoạch.

Quản lý là hoạt động nhằm đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa công việc từ đó nâng cao hiệu suất là hiệu quả làm việc.

Chiến lược là 1 bản mô tả công việc và bị chi phối bởi thời gian, là đối tượng của hoạt động động quả lý. Chiến lượng trong doanh nghiệp thì to tát nhưng đối với hoạt động quản lý thì nó chỉ là một công việc tầm thường mà người lãnh đạo phải làm.

Để quản lý công ty, chiến lượng, kế hoạch kinh doanh được hiệu quả, bây giờ Lương sẽ hướng dẫn mọi người thực hiện theo tuần tự theo các bước sau( tất nhiên mọi người có thể đốt cháy giai đoạn nếu cảm thấy hoạt động kinh doanh của mình phù hợp để làm vậy):

1, Điều tra trắc đoán

Nhiệm vụ trong bước đầu tiên này của bạn là tìm ra khuyết điểm mang tính chiến lược. Trong quá trình tồn tại, mọi doanh nghiệp nhỏ hay vừa đều có thể gặp rắc rối hay vấn đề không tích tực, nhưng các sự cố đó không phải mang tính chiến lược. Nếu một doanh nghiệp xoành xoạch thay đổi kế hoạch chiến lược kinh doanh thì con đường phát triển của công ty này quá gian truân.

Cần chỉ ra những mâu thuẫn của chiến lược, những vấn đề còn đang tồn đọng thuộc về chiến lược. Cấp dưới hay nhân viên có thể làm sai nhưng chiến lược của lãnh đạo thì phải cầu toàn.

2, Quyết định phương hướng phát triển

Sau khi tìm ra vấn đề trục trặc của chiến lược cần xác định phương hướng phát triển cho doanh nghiệp. Vấn đề này có thể là xác định bối cảnh, sứ mệnh, hướng đi nào của doanh nghiệp, chuyên môn hóa hay đa dạng hóa…

>> Thành công chỉ thuộc về kiểu người này, bạn có phải là họ ?

3, Xác định mục tiêu

Mục tiêu ở đây là của toàn bộ doanh nghiệp gắn với 1 khoảng thời gian nhất định. Nó có thể là: Thị trường, sản phẩm,chất lượng của hàng hóa, thương hiệu, con người. Thông thường các doanh nghiệp phát triển lâu dài thường bắt đầu từ mục tiêu chất lượng, họ có thể sẽ thực hiện mục tiêu này trong 2 năm-3 năm, sau đó có thể họ sẽ chú trọng xây dựng thương hiệu…

4, Tìm cách thức thực hiện

Chiến lược còn có thể gọi là mưu lược để đạt được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh. Để làm được điều đó cần tìm ra phương pháp thực hiện hay triển khai chiến lược, những tiêu chí của cách thức thực hiện cho hiệu quả cao là: chi tiết, hướng dẫn cụ thể, áp đặt thời gian cho từng bước, tập trung hóa, có sự kết hợp đồng đội…

5, Tìm người phù hợp

Bạn nên chọn một người có tố chất hoặc tiềm năng phát triển cũng như làm việc hiệu quả, sau đó đào tạo họ giúp việ cho mình thay vì phải thuê 1 người có năng lực quá giỏi vào thời điểm hiện tại, đơn giản là bạn phải trả một mức lương quá cao cho họ.

Những người được xác định là “tương” khi được đào tạo và chăm sóc tử tế, họ rất ít khi quay lại “cắn” mình, dĩ nhiên chúng ta cũng phải đề phòng nhưng chí ít họ cũng sẽ là người gắn bó lâu dài hơn với chúng ta.

6, Phân bổ nhiệm vụ và phân quyền

Hầu hết trong các bài hướng dẫn quản lý người/nhân lực thì Lương đều nói đến vấn đề phân quyền, chia quyền lực. Nếu hoạt động kinh doanh muốn phát triển và mạnh mẽ hơn, bạn không thể ôm khư khư cái quyền hành quản lý cho riêng mình, nó sẽ chỉ làm cho doanh nghiệp của bạn khép kín và thu mình lại.

Phân quyền để quá trình chuyên môn hóa có hiệu quả, kinh doanh mà không chuyên môn hóa thì những doanh nghiệp nhỏ hay vừa sẽ không thể có yếu tố nào để cạnh tranh, nếu thế thì các doanh nghiệp lớn đè một phát chúng ta sẽ bẹp dí.

7, Đánh giá, kiểm tra, giám sát , điều chỉnh theo từng gian đoạn phát triển

Việc quản lý chiến lược phải được kiểm tra, giám sát và có điều chỉnh theo từng giai đoạn, đây cũng là lý do mà các tập đoàn lớn thường xuyên thay tướng. Là bởi sau khi đánh giá hoạt động quản lý của người A , họ nhận thấy khuyết điểm nào đó mà người B có thể khắc phục.

Trả lời