Các bước cần làm để tìm được mặt bằng kinh doanh phù hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh yếu tố nguồn vốn, nguồn cung sản phẩm thì tìm kiếm được một mặt bằng kinh doanh phù hợp là vẫn đề mấu chốt để bạn thành công trong hoạt động của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thị trường kinh doanh sôi động nhất trong cả nước.Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu các bước cần làm để sở hữu được một mặt bằng ưng ý tại 2 thị trường này.
Bước 1: Tìm mặt bằng phù hợp với sản phẩm kinh doanh
Hẳn nhiên là bạn sẽ không thể kinh doanh hàng hiệu cao cấp trị giá hàng ngàn đô ở khu tập trung công nhân hay lựa chọn kinh doanh hàng tạp hóa trong tòa nhà cao cấp.
Việc trước tiên bạn cần làm trong quá trình tìm kiếm mặt bằng kinh doanh lý tưởng là định hình mặt bằng kinh doanh phù hợp với sản phẩm của mình.
Bước 2: Khoanh vùng và sàng lọc mặt bằng phù hợp
>> Sai lầm khi khởi nghiệp kinh doanh
Sau khi định hình loại mặt bằng phù hợp, bước tiếp theo là khoanh vùng vị trí mặt bằng, tập trung nghiên cứu khu vực sẽ thuê mặt bằng. Bạn cần đánh giá các thông số về lượng khách hàng có thể tiếp xúc với mặt hàng, thị trường quanh khu vực này có tiềm năng hay không, mức chi tiêu của người dân và giá thành mặt bằng đó có tương thích với kế hoạch kinh doanh đã hoạch định.
Ở bước này bạn cũng có thể dựa vào các thông tin về giao dịch bất động sản, các nguồn thông tin từ môi giới, báo chí và các trang web truyền thông để nhận định mặt bằng phù hợp.
Bạn cũng cần xem xét các tiêu chí thuộc về mặt bằng như diện tích, ngân sách, vị trí chiến lược, giá thành đặt cọc…
Sau quá trình nghiên cứu và tổng hợp các thông số liên quan đến mặt bằng bạn tiến hành việc sàng lọc mặt bằng. Trên cơ sở những dữ liệu có được bạn cần đánh giá ưu, nhược điểm của các mặt bằng đã nghiên cứu.
Bước 3: Thỏa thuận. đàm phán
Trong việc thỏa thuận thuê măt bằng bạn nên lưu ý giữ nguyên tắc đàm phán riêng cho mình. Cứ mặc cho việc “đôi co” có thể xảy ra. Bạn đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, bởi thực sự khi người ta muốn cho thuê họ sẽ chấp nhận thương lượng. Để tránh tình trạng bị “ hớ” trong thỏa thuận thuê mặt bằng bạn cần chờ thời điểm “ cả hai bên cùng thắng” rồi mới ra quyết định.
Một nguyên tắc khác là bạn cần dựa vào ngân sách đã hoạch định ngay từ đầu của mình, tránh để chi phối bởi cảm xúc. Nghĩa là dù bạn rất ưng ý một mặt bằng nào đó nhưng ngân sách chi trả vượt quá định mức ban đầu đã đưa ra thì nên cân nhắc thật kỹ lưỡng
Bước 4: Xúc tiến hợp đồng
Khi đã lựa chọn được mặt bằng và thỏa thuận giá cả phù hợp bước cuối cùng mà bạn cần làm là xúc tiến hợp đồng.
Trong việc thảo luận và ký kết hợp đồng bạn cần lưu ý sự rõ ràng. Đặc biệt các thông số về: giá thuê, diện tích, tiền cọc, thời gian thuê, khoản tăng giá hàng năm, ngày bàn giao, tình trạng mặt bằng lúc bàn giao.
Ngoài ra bạn cần lưu ý hợp đồng nên được công chứng để đảm bảo quyền lợi cho bạn trong quá trình thuê mặt bằng.
Trường hợp bản hợp đồng trên tay không đáp ứng được những yêu cầu trên thì đừng vội vàng ký kết nhé
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong viêc tìm kiếm được cho mình mặt bằng kinh doanh phù hợp.