3 Điểm giống nhau giữa 1 đứa trẻ con và người khởi nghiệp thành công

Nếu đem 1 đứa trẻ so sánh với 1 người lớn thành công thì họ sẽ có điểm chung. Chủ đề này Lương viết cho những độc giả đang muốn hoặc đã là một ông chủ.

3 điểm này được đánh giá là những tố chất quan trọng của một người muốn khởi nghiệp kinh doanh. Khi chưa hiểu những đạo lý này thì hoặc là bị người đời khinh rẻ, hoặc là cả đời bị người khác lợi dụng, hoặc là sẽ khuynh gia bại sản.

Thành thật

Bạn đã bao giờ thấy kẻ gian xảo kinh doanh thành công chưa ? Cái gọi là gian xảo tức là lừa bịp khách hàng, dối trá trong bán hàng, người đời rất ghét loại người này, tiền mà họ kiếm được không phải là thành công mà chỉ là phương tiện để người gian xảo sống trên cuộc đời như một kẻ đang thương.

5 Thứ sợ nhất của người làm kinh doanh

Trẻ con vốn thành thật, không biết nói dối, nếu có chăng là do chính bố mẹ, những người xung quanh đứa bé đã nói dối cho nên nó học. Những đứa trẻ thành thật luôn được mọi người yêu quý. Kinh doanh cũng giống như thế, nếu bạn thật thà với khách hàng, đối tác thì họ cũng tốt với bạn.

Ở Việt Nam tôi chỉ thấy sự thật thà được thể hiện le lói trong những tập đoàn kinh tế lớn, đúng hơn là ở các tập đoàn quốc gia. Nói như thế thì bạn tự hiểu về mức độ thành thật của các công ty nhỏ.

Thành thật không có nghĩa rằng ta phải nói kế hoạch kinh doanh nội bộ cho đối tác biết, cũng không có nghĩa rằng ta nói lợi nhuận sẽ thu về , cũng không có nghĩa ta phải nói ra kế hoạch làm việc của mình, mà chỉ là thành thật những thứ mà khách hàng, đối tác đáng được nhận sự thành thật của chúng ta.

Ví dụ: Khách hàng muốn biết mức giá tốt nhất mà bạn có thể bán thì hãy nói với họ về mức giá. Hoặc khách hàng muốn nhận quà tặng kèm sản phẩm, nhận dịch vụ bảo hành đúng như chính sách bán hàng đã đưa ra trước đó thì bạn đừng có lấp liếm rồi từ chối những điều hiển nhiên đến thế.

Thay đổi theo môi trường

Các yếu tố môi trường luôn thay đổi trong kinh doanh, bởi vậy mà người khởi nghiệp cũng cần liên tục đổi mới, cải tiến công nghệ, quy trình làm việc, kế hoạch kinh doanh

Điều này giống với một đứa trẻ khi chúng dần lớn lên, cuộc sống sẽ cho bọn trẻ thêm nhiều điều mới, nếu chúng không học cách sống tốt trong môi trường thì sẽ không thể tồn tại.

Biết sợ khi chơi

Kinh doanh là 1 trò chơi, phải biết sợ những chỗ nguy hiểm , ví dụ : Những chỗ có đối thủ cạnh tranh mạnh thì đừng vào, hay là những nơi có nhiều rủi ro kinh doanh thì đừng nhảy vào.

Khi đứa bé chạm tay vào nước sôi, chúng sẽ khóc ngay lập tức và không bao giờ chúng dám chạm tay vào nước sôi nữa. Cuộc sống dạy cho những đứa trẻ biết rằng, chúng phải né tránh những thứ không nên dây dưa.

Kẻ kinh doanh thành công là bởi vì họ tự lượng sức mình, họ biết lảng tránh những rủi ro mà khi đối đầu họ sẽ mất rất nhiều nguồn lực, đó là một người kinh doanh khôn ngoan.

Trả lời