20 vấn đề nhỏ không thể xem thường trong khởi nghiệp kinh doanh

Chuyên gia phân tích chỉ ra rằng, người mới lập nghiệp sẽ dễ dàng bị thất bại nếu họ không chú trọng đến chi tiết nhỏ trong quá trình kinh doanh. 20 vấn đề nhỏ không thể xem thường trong kinh doanh sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình kinh doanh.

Tầm quan trọng của những vẫn đề, chi tiết nhỏ




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

Hầu hết người lập nghiệp kinh doanh đều muốn thu lãi trong khoảng thời gian từ 1 năm đầu, có người buôn bán hoa quả, quần áo muốn thu lãi ngay trong ngày, những người kinh doanh nhà hàng thì đặt kỳ vọng 7 tháng sẽ bù đủ tiền vốn, công ty xây dựng thì có thể mất đến 2 năm mới nhìn thấy đồng tiền lãi.

Nếu luôn nghĩ về vấn đề làm sao để doanh thu bù tiền vốn trong thời gian nhanh nhất có thể, vậy thì bạn và công ty của bạn sẽ rơi vào trạng thái “trầm cảm” dẫn đến những hành động và quyết định vượt ra khỏi kế hoạch kinh doanh ban đầu.

Nhưng nếu bạn chia doanh thu và lợi nhuận theo từng giai đoạn thì áp lực và nhiệm vụ của bạn trong mỗi khoảng thời gian không nhiều, tình trạng “ trầm cảm” sẽ không diễn ra. Khi phân đoạn 1 nhiệm vụ, mục tiêu thành nhiều giai đoạn tức là bạn đang làm những việc nhỏ bé.

Vậy những vấn đề, công việc nhỏ bé mà những người mới lập nghiệp kinh doanh doanh cần phải lưu ý là gì.

Các vấn đề nhỏ không thể xem thường trong kinh doanh

1, Ưu điểm, nhược điểm của địa điểm kinh doanh đối với cửa hàng lớn hoặc nhỏ đều có tác động như nhau; Ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm lại càng quan trọng hơn. Quan trọng là cách mà chúng ta thực hiện kinh doanh.

2, Luôn quan tâm và phát triển hoạt động thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ trong môi trường mới, thông qua đó người kinh doanh có thể điều chỉnh theo mong muốn của người tiêu dùng.

3, Lãng phí 1 trang giấy A4 cũng khiến giá bán của sản phẩm tăng lên, hãy quan tâm nhiều hơn đến hành vi nhân viên sử dụng tài sản của bạn.

4, Phải quan tâm đặc biệt và tìm mọi phương án giữ chân khách hàng khi đã bán hết sản phẩm, doanh thu đã đủ. Vấn đề giải quyết mâu thuẫn với khách hàng khi hết hàng thường là cái bẫy với rất nhiều công ty, nhưng cách đối xử tốt nhất với khách hàng đó là hãy giữ họ lại và đừng để họ đi đâu cho đến khi bạn có sản phẩm bán cho họ.

Làm thế nào để có khoản thu nhập thứ 2 ổn định

5, Tuyệt đối không được phép bán hàng với 2 giá khác nhau, có rất nhiều công ty tận dụng các chi nhánh cửa hàng ở địa điểm khác nhau bán sản phẩm với 2 giá thậm chí 3 giá khác nhau với mục đích thu càng nhiều lợi nhuận. Nếu cứ làm theo cách như thế này, vào một thời điểm tất cả khách hàng sẽ nói xấu về thương hiệu của bạn trên mạng xã hội.

6, Trẻ em là người mua/người sử dụng rất dễ tính, nếu bạn nhìn thấy ba(mẹ) dẫn theo con của họ vậy thì đó là khách hàng rất dễ dàng đưa ra quyết định mua, đừng bỏ qua túi tiền của họ.

7, Thường xuyên đánh giá tổn thất và tiền lãi giúp bạn kiểm soát hoạt động kinh doanh theo từng ngày, từng tháng và đưa ra sự thay đổi kịp thời cho cửa hàng(công ty) của mình.

8, Cần phải làm cho khách hàng tự nguyện khen và tán dương sản phẩm, công ty của bạn: “ Mua sản phẩm của cửa hàng đó là tốt rồi, tôi còn định mua thêm 1 cái nữa”.

9, Nhân viên bán hàng phải luôn bảo đảm thông tin cung cấp cho khách hàng giống nhau trong tất cả tài liệu: Hướng dẫn sử dụng, Catalogue, quảng cáo, Pr ( quan hệ công chúng), bất kể một thông tin sai lệch giữa những tài liệu này bạn sẽ mất lòng tin của khách hàng.

10, Muốn công ty làm việc với hiệu quả tốt nhất, hãy sạc điện cho từng cá thể nhân viên trong công ty của bạn, họ thực sự đang chờ đợi bạn giúp họ làm điều gì đó.

11, Hay xem bài Pr sản phẩm trên trang báo, web, nơi mà bạn tin rằng có nhiều khách hàng đều đặn mỗi ngày, kể cả khi không có ai đặt mua hàng hoa nhưng chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra những điều mới có ích.

12, Kinh doanh không có khai niệm thử vận may, tiền là quan trọng nhất một khi đã đầu tư buôn bán.

13, Sử dụng tiền vào nhiều việc khác nhau, đừng đặt cược quá nhiều tiền vào 1 dự án kinh doanh , hãy từ từ khi bạn chưa đủ năng lực và kinh nghiệm.

14, Trước và sau khi gặp khách hàng, bất luận có mua hàng hay không hãy giữ thái độ điềm đạm với mong muốn hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa người bán và họ.

15, Coi khách hàng, đối tác, người làm ăn là người thân với chính bản thân mình, nhưng chớ xem đó là thật hãy để những người này nghĩ rằng tình cảm của bạn là thật.

16, Đón nhận và thể hiện sự hối lỗi với lời trách cứ và phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm, coi lời nói của họ là lời nói của “Vua”.

17, Đơn giản hóa nghiệp vụ nhập hàng đầu vào và giữ cho nhịp độ luôn ổn định.

18, Thu thập thông tin thị trường mỗi ngày ngay cả khi hoạt động kinh doanh tốt và ngược lại.

19, Người kinh doanh không bán sản phẩm khách hàng thích, mà bán sản phẩm có lợi ích với khách hàng.

20, Khách hàng tiêu 10 nghìn để mua hàng quan trọng hơn khách hàng tiêu 100 nghìn, người ít tiền chính là nền tảng tạo thành thương hiệu cao quý của bạn trong tương lai.

Trả lời