Những tập đoàn lớn như KFC, Starbucks, Ngân hàng lớn tại Việt Nam, Bưu điện,… hoàn toàn có thể bị chiếm ngôi bởi các công ty Startup ở Việt Nam, bởi vì thị trường kinh doanh tại Việt Nam đang hỗn độn.
Nếu bảo mình đánh giá thị trường Việt thì mình cho rằng nó đang trong thời kỳ rối rắm, chưa đâu vào đâu. Kinh tế của Việt Nam bây giờ giống hệt Trung Quốc cách đây 10-15 năm, các doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng đầu tư sản xuất tại Quốc Gia chúng ta.
Chính vì sự rối rắm, lộn xộn của nó mà các tập đoàn lớn nhảy vào Việt Nam hòng muốn sắp xếp, hoàn thiện thị trường để phục tùng cho chính các tập đoàn đó. Nhưng rất may là người Việt Nam có ý trí vương lên rất cao, các Startup mở ra rất nhiều và cố tìm mọi cách để tồn tại.
Nhưng vì các lãnh đạo Startup chưa đánh giá và khảo sát thị trường kỹ lưỡng cho nên họ thất bại. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ , ai cũng có thể làm giàu và đứng vững trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp nhỏ hợp sức hoàn toàn có thể cạnh tranh lại 1 tập đoàn lớn của nước ngoài.
>> Mách ý tưởng đầu tư kiếm 6.000.000 VNĐ/ngày
Mới đây có nguồn thông tin đánh giá Starbucks đang bị cạnh tranh và khó có thể tồn tại ở Việt Nam. Starbucks là 1 chuỗi cửa hàng cà phê lớn bậc nhất thế giới, họ bắt đầu đặt nhánh cửa hàng tại Tp.Hồ Chí Minh, nhưng vào thời điểm hiện tại, họ đang bị Trung Nguyên, Highlands đưa đến cửa tử.
Bên cạch đó các cửa hàng cà phê nhỏ mọc lên trên khắp các tuyến phố khiến Starbucks bị rơi vào điểm đen, mặc dù họ đang cố để mở rộng chi nhánh nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận tại Việt Nam nhưng nếu độ phủ sóng của các cửa hàng cà phê nội địa được mở rộng , Starbucks có thể sẽ bị thất bại tại thị trường Việt Nam.
Một lý do duy nhất mình đánh giá trong trường hợp này là thói quen tiêu dùng và thu nhập của người Việt Nam. Người dân Việt Nam đa phần hiện nay là có thu nhập trung bình, họ không có quá nhiều tiền để vào các trung tâm thương mại uống ly cà phê đắt, hơn nữa họ sẽ phải tuân thủ khá nhiều quy tắc lịch sự. Còn tại các quán cà phê có, quán cà phê dân giã, mọi người thỏa mái trò chuyện, nói lớn theo phong cách riêng của người Việt Nam.
Nếu kể đến các tập đoàn lớn như Ngân Hàng, Bưu điện… hiện nay cũng đang rất chật vật để hoạt động. Thị trường nhỏ, hàng loạt các công ty tài chính, công ty chuyển phát nhanh ra đời có thể khiến Bưu điện, Ngân Hàng gặp khó khăn trong cạnh tranh.
Năm 2015 hàng loạt các ngân hàng bị sát nhập là minh chứng cụ thể cho thấy thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành 1 trật tự.
Hiện nay nhà nước có rất nhiều chính sách ưu đãi trong thành lập doanh nghiệp, mục đích nhằm nâng cao khả nang cạnh tranh nội địa so với các công ty ngoại quốc. Nhất là TPP được thực hiện khiến thị trường có phần khó kiểm soát.
Các công ty nhỏ hoàn toàn có thể cạnh tranh và hạ gục 1 tập đoàn lớn nếu công ty đó làm hài lòng khách hàng hơn.