Cty giao cho công việc bán hàng – các mặt hàng thuộc nghành sản xuất cho điện công nghiệp . tôi ngu ngơ ko biết bắt đầu tư đâu . xin rửa tai lắng nghe & chỉ giáo . Chân thành cảm ơn !
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn Vũ Hà Phương! Để biết được phải làm sao tiếp cận khách hàng bạn cần giải quyết được vấn để khách hàng của bạn là ai: Khách hàng là người tiêu dùng cuối, các công ty phân phối sản phẩm điện công nghiệp…? Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau, bạn cần có những cách tiếp cận khác nhau.
Nên bắt đầu tư đầu để tiếp cận được khách hàng thuộc ngành sản xuất cho điện công nghiệp
Nếu công ty đã cho sẵn dữ liệu về khách hàng, bạn có thể tìm hiểu những thông tin và liên hệ với họ. Nếu bạn không có những thông tin khác hàng, bạn cần phải tìm kiếm thông qua các kênh truyền thông, Marketing truyền thống và Marketing Online, các mối quan hệ, người thân…. Bạn có thể chạy quảng cáo, tìm kiếm thông tin của khách hàng, doanh nghiệp trên các kênh Online, tìm kiếm thông tin liên hệ của họ và gọi điện cho họ để tạo những cuộc hẹn hay giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang cung cấp.
Hiểu về khách hàng của mình
Để có thể tiếp cận được khách hàng, đầu tiên bạn cần phải hiểu về họ, bạn cần phải lên danh sách những khách hàng tiềm năng, tìm hiểu về:
- Thu nhập
- Lối sống
- Những thói quen mua sắm sản phẩm điện công nghiệp
- Những mong muốn, kỳ vọng của khách hàng
- Số tiền khách hàng có thể chi trả cho sản phẩm của bạn
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm
- Mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu quen thuộc
Ngày nay, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, để có thể thành công, để có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình, bạn phải hiểu về họ. Hãy thu thập thật nhiều thông tin về khách hàng, tìm hiểu về điểm chung của họ và khi tư vấn hãy “đánh đúng” và suy nghĩ của khách hàng.
Đối với những khách hàng là doanh nghiệp, có thể bạn sẽ gặp phải những khó khăn khi thuyết phục họ mua sản phẩm. Chính vì vậy, khi chào hàng cho một công ty nào đó, hãy tìm hiểu về công ty, quản lý, người trực tiếp làm việc với bạn, hãy nêu ra những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục họ nên sử dụng sản phẩm của bạn chứ không phải sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác.
>> Cách tìm nguồn hàng và tiếp cận khách hàng khi kinh doanh dầu ăn
Biết cách xử lý, phân tích những thông tin của khách hàng
Không quá khó khăn để bạn có thể có được những thông tin thô, thế nhưng để “nắm chắc phần thắng” trong kinh doanh, trong thuyết phục khách hàng bạn cần phải biết cách phân tích thông tin, xử lý những dữ liệu thu thập được.
Trong kinh doanh mỗi một sản phẩm sẽ có phương pháp tiếp cận khách hàng khác nhau, với mỗi đối tượng, nhóm đối tượng khách hàng bạn cũng cần sử dụng những “chiêu thức” khác nhau. Việc phân tích, xử lý thông tin giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của mình.
Nghệ thuật đàm phán, Marketing
Trong Marketing có rất nhiều cách thức để nghiên cứu về khách hàng, tung ra những chiến thuật để thu hút và giữ chân khách hàng. Nếu công ty của bạn chưa có sẵn dữ liệu về khách hàng, để tìm kiếm khách hàng, bạn cần phải có những phương pháp Marketing phù hợp.
Nghệ thuật đàm phán rất cần thiết trong quá trình bán hàng và tiếp thị cho những khách hàng là doanh nghiệp. Đối với những mặt hàng là điện công nghiệp có lẽ bạn sẽ tiếp xúc nhiều hơn với đối tượng khách hàng này. Trong kinh doanh để đảm bảo lợi ích của mình, khách hàng luôn “kì kèo” về giá cả, đưa ra những phương án có lợi cho họ. Chính vì vậy, để có được những đơn hàng, những hợp đồng với các doanh nghiệp, bạn cần phải biết cách đàm phán, thuyết phục họ.
Quan sát thái độ, cử chỉ của khách hàng
Để có thể thuyết phục khách hàng bạn còn phải biết quan sát, biết lắng nghe… đôi khi một ánh mắt, một hành động hay những cử chỉ… có thể giúp bạn hiểu hơn về suy nghĩ của đối phương. Hãy quan sát và đưa ra những lý lẽ thuyết phục khách hàng của bạn.
Đánh giá và báo cáo kết quả công việc
Khi được giai nhiệm vụ bán hàng, ngoài tiếp cận với khách hàng bạn cũng cần phải có những số liệu, những thông tin để báo cáo cho cấp trên. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra những giải pháp, những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ của công ty.
Chúc bạn thành công!