Ý nghĩa màu sắc trong xây dựng thương hiệu và kinh doanh

Ý nghĩa màu sắc trong xây dựng thương hiệu và kinh doanh

Màu sắc và thương hiệu thường được mọi người gắn liền với nhau. Màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến việc lan tỏa và định vị của thương hiệu? Không có màu sắc thương hiệu sẽ như thế nào? Hãy cùng Bytuong.com tìm hiểu về ý nghĩa màu sắc trong xây dựng thương hiệu và kinh doanh sẽ được chia sẻ trong bài viết này.

Thế nào là thương hiệu?

Thương hiệu được hiểu là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng, ký tự,.. nhằm nhận dạng một sản phẩm hay dịch vụ của một công ty nào đó. Thương hiệu sẽ được hình thành khi khách hàng tin dùng và được thuyết phục bởi sản phẩm, dịch vụ đó. Nó sẽ ghi dấu trong tìm thức, suy nghĩ của khách hàng. Chỉ cần hình thấy những hình ảnh, màu sắc hay biểu tượng đó, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đó chính là thương hiệu.

Vậy màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu?

Màu sắc giúp truyền tải nhiều nội dung mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng thông qua thương hiệu.

Màu sắc hài hòa, hợp mắt sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ đó. Có đến hơn 80% khách hàng quyết định mua hàng vì thích thú với màu sắc của sản phẩm hoặc biểu tượng đặc biệt trong thiết kế logo, thương hiệu của sản phẩm. Mỗi màu sắc đều có tiếng nói riêng để nêu lên một ý nghĩa nào đó. Qua màu sắc được thiết kế trên thương hiệu, khách hàng có thể được ý nghĩa thông điệp mà nhà sản xuất muốn giới thiệu như màu xanh lam: thể hiện sự nhẹ nhàng, yên bình, truyền tải thông điệp hòa bình. Hay màu xanh lá: thể hiện năng lượng, sức khỏe, sự thân thiện với môi trường tự nhiên, truyền tải thông điệp “sản phẩm này thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe”…. Cách tiếp cận khách hàng bằng màu sắc sẽ giúp truyền cảm hứng và thay đổi nhận thức tiêu dùng nơi khách hàng.

Nếu không biết cách sử dụng tốt màu sắc để tạo nên nét đặc trưng và khác biệt trong thương hiệu của mình thì đó sẽ là một thất bại của doanh nghiệp bạn. Vì thương hiệu là một tài sản lớn của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Chúng ta chỉ có 6 tông màu cơ bản (đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím) và 3 màu phối trộn (đen, xám và trắng). Với mỗi thiết kế cho thương hiệu, không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc, nó sẽ gây sự rối mắt cho người xem. Thường các thương hiệu lớn họ chỉ phối từ 2 đến 3 màu sắc đặc trưng, truyền tải được thông điệp sản phẩm của họ đến khách hàng.

Ví dụ như KFC sử dụng tông màu đỏ và trắng là hai màu chính cho logo thương hiệu của mình. Bản thân màu đỏ đã rất bắt mắt người nhìn, nó thể hiện sự đam mê, sức khỏe, sự sôi động và kích thích sự thèm ăn. Màu trắng là thể hiện sự tinh tế, đơn giản và giúp làm giảm đi sự nóng bỏng của màu đỏ, khiến mắt người nhìn dễ chịu hơn. Nhìn vào biểu tượng logo của KFC, khách hàng đã có cảm giác háo hức muốn được ăn ngay.

Hay như Apple chỉ sử dụng một màu xám trên logo thương hiệu của mình. Màu xám thể hiện sự tinh tế, sang trọng và thông thái. Chúng ta đều biết Apple là thương hiệu điện thoại mà nhiều người vẫn hay gọi đó là điện thoại dành cho người thượng lưu. Nó giúp khách hàng sử dụng những sản phẩm điện thoại của Apple cảm giác mình sang trọng và thời thượng hơn. Giá bán những sản phẩm của Apple luôn ở mức cao, một phần vì chất lượng sản phẩm đã được khẳng định thông qua thương hiệu, một phần chính vì thương hiệu của nó. Đây là một thành công lớn khi Apple đã xây dựng được thương hiệu của mình trong tiềm thức của người tiêu dùng.

>> Khi khách hàng hoài nghi thương hiệu của bạn, cần ứng phó thế nào?

Ý nghĩa của từng màu sắc trong việc xây dựng thương hiệu và kinh doanh

Mỗi màu sắc đều có một ý nghĩa riêng, vậy làm sao để lựa chọn một màu sắc phù hợp với ý tưởng kinh doanh, với sản phẩm của bạn và có thể gây ấn tượng, thu hút khách hàng. Hãy cùng xem qua ý nghĩa của từng màu sắc để bạn có những lựa chọn tốt nhất cho thương hiệu của mình:

Đầu tiên, đó chính là màu đỏ: thể hiện cảm giác kích thích, đam mê, sự hăng hái, sự nhiệt huyết và cả sự may mắn, thịnh vượng. Màu đỏ rất được các nhà kinh doanh lựa chọn để thiết kế thương hiệu cho chính mình. Những lĩnh vực thường xuyên sử dụng màu đỏ như ăn uống có KFC, McDonald’s,Coca..; thời trang có thương hiệu H&M,..; xe cộ có Toyota…

Màu xanh lá cây: thể hiện sự tĩnh lặng, sức khỏe, hòa mình với thiên nhiên. Chính vì vậy, những thương hiệu kinh doanh những sản phẩm tự nhiên, vì môi trường thường lựa chọn màu sắc này. Ví dụ trong lĩnh vực mỹ phẩm tự nhiên có thương hiệu mỹ phẩm innisfree,.. Ngoài ra, xanh lá còn thể hiện sự thông thái, phát triển, tiền bạc. Một số thương hiệu có thể kể đến nữa là Starbuck, Heneiken…

Màu vàng: thể hiện sự lạc quan, hạnh phúc,ấm áp và tiền tài. Ví dụ như hãng phim 20th Century Fox (Mỹ), Hãng kẹo Chupa Chups (Tây Ban Nha)…

Màu xanh dương: là màu tượng trưng cho sự hòa bình, sự tin cậy, kích thích sự tin tưởng, an toàn đối với người nhìn. Màu xanh dương tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản nhưng cũng ẩn chứa sự khát vọng vươn lên. Một số cái tên thương hiệu cho màu sắc này là: Samsung, facebook, pesi,…

Màu cam: thể hiện sự ấm áp, sang trọng, nhiệt tình và quyến rũ. Ví dụ thương hiệu của Blogger, Fanta, ..

Màu tím: gắn liền với sự bí ẩn, trung thành, thông thái và công bằng. Đây là một màu khó để phối khi thực hiện thiết kế thương hiệu. Nhưng nếu biết cách tận dụng màu sắc này sẽ đem đến cho thương hiệu một nét độc đáo và bí ẩn. Ví dụ như thương hiệu yahoo!

Màu đen: Màu đen thể hiện bí ẩn, nam tính, quyền lực và sự ổn định.

Màu trắng: ngược lại với màu đen, nó thể hiện sự nhẹ nhàng, thanh khiết, cảm giác trẻ trung, an toàn. Màu trắng xuất hiện trong thương hiệu giúp kích thích tư duy sáng tạo. Hai màu trắng đen được rất nhiều thương hiệu sử dụng kết hợp lại với nhau, đặc biệt là lĩnh vực thời trang như adidas, nike, …

Màu xám: là sự trung hòa giữa sắc trắng và đen, nó thể hiện sự tinh tế, sang trọng, tập hợp đủ các điểm mạnh của hai màu này. Thương hiệu sử dụng màu xám như Apple, Nestle,..

Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thương hiệu cũng như tỷ lệ khách hàng tiếp cận với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Hãy nghiên cứu kỹ và tìm ra màu sắc phù hợp với những lợi thế cũng như đặc điểm của công ty bạn.

Trả lời