Trung Quốc để mất vị trị hàng đầu về thu hút sản xuất, đầu tư Mỹ, nhường chỗ cho Việt Nam. Quả ngọt cho những nỗ lực của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế

Năm 2019, Việt Nam được xem là một địa điểm hấp dẫn đầu tư hàng đầu trên thế giới, lần đầu tiên vượt Trung Quốc và nhiều nước khác. Việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, là thành viên của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cũng tham gia vào một số hiệp định thương mại tự do (FTA) mà khối này đã ký kết.

Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ giúp Việt Nam có môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mở ra một cách cửa quan trọng. Cánh cửa này không chỉ là cơ hội giao thương, kết nối mà còn là chất xúc tác để nền kinh tế 90 triệu dân cải cách. Việt Nam đang là điểm đến được lựa chọn.

Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều thách thức như: sức ép lạm phát, chất lượng tăng trưởng tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, năng suất lao động còn thấp, nguy cơ tụt hậu cũng như biến đổi khí hậu…Để vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần phải đổi mới, cải cách toàn diện và theo đuổi chính sách phát triển bền vững. Việt Nam cũng cần phát triển đồng bộ thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, cơ cấu lại nền kinh tế, nghiên cứu ứng phó đối với sự biến đổi bất ổn của thương mại thế giới.

Là một trong những nước mới nổi của Châu Á, Việt Nam cũng áp dụng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu kết hợp với tự do hóa thương mại, từ đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu. Và cuộc chiến tranh Mỹ – Trung đang là cơ hội rất lớn giúp Việt Nam thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Mức tăng trưởng tăng 28% thật sự là một con số ấn tượng, Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam.

5 lý do khiến Việt Nam trở thành địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài đó là: các hiệp định thương mại tư do với những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, sản xuất và quyền nhân viên được nâng cao và đảm bảo giúp Việt Nam ngày càng phát triển, nhất là về xuất khẩu;  việc ở gần với Trung Quốc cũng giúp Việt Nam trở thành một cơ sở sản xuất;mạng lưới vận tải rộng khắp với các quốc gia Châu Á, điều này giúp thu hút các công ty sản xuất thâm nhập vào Việt Nam để tập trung vào xuất khẩu. Tiếp theo, chi phí chi trả cho nhân công tại Việt Nam thấp hơn so với thị trường lao động các nước, cùng với đó là dân số trẻ và sự năng động của lao động Việt Nam là một điểm cộng. Cuối cùng là Việt Nam có hệ thống chính trị tương đối ổn định, nhà nước có thể nắm bắt và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

 

 

 

 

 

Trả lời