Khách hàng ngày càng thông minh và họ nhận ra giá trị cao thượng của họ, họ yêu cầu bạn làm tất cả mọi thứ họ muốn. Với khách hàng cũng cần phải nói “ Chúng tôi không làm được”.
Đây là câu chuyện mà khi tôi đọc sách ngoại văn ngành kinh tế-kinh doanh, tôi phát hiện ra rằng có nhiều khách hàng cần phải bị hạ bệ từ “Thượng đế” xuống làm nông dân. Có ít nhiều sự lạ lùng trong chủ đề này, nhưng tôi tin anh(chị) sẽ cần bài viết này để áp dụng trong hoạt động kinh doanh của anh(chị).
Một bà chị xã giao của tôi kinh doanh trong lĩnh vực nội thất, sản phẩm có chủ yếu là bàn ghế văn phòng, bàn ghế gia đình, ghế hội trường, bàn ghế học đường. Mọi thứ vẫn bình yên với công việc kinh doanh của bà chị, vào một ngày bà chị nhận hợp đồng chuyên cung cấp bán buôn cho 1 đại lý tại Hà Nội, tuy nhiên khi mang hợp đồng và mẫu thiết kế về xưởng sản xuất, giám đốc nói mẫu thiếu kế này rất khó khăn để sản xuất, nếu không thì chỉ có thể nhập khẩu.
> Cách người Nhật giữ chân khách hàng như thế nào (Phần 2)
Tuy nhiên để nhập được 1 lô hàng từ Thái Lan về đến Việt Nam cần chờ đợi thời gian lâu, mỗi lần giao hàng cho đại lý công ty đều trễ thời gian, công ty rất vất vả trong việc chăm sóc đại lý khách hàng này. Vì quá khó khăn trong việc cung cấp hàng hóa, giám đốc công ty và bà chị của tôi đã trả lời đại lý rằng: “ Chúng tôi không thể sản xuất ra mẫu nội thất này”.
Hợp đồng cuối cùng cũng đã chấm dứt, nhưng đọng lại rất nhiều vấn đề cho những người kinh doanh như chúng ta đang ngồi đây và đọc câu chuyện mà tôi chia sẻ với anh(chị).
Ban đầu công ty rất nhiệt huyết và cho rằng khách hàng rất tiềm năng, do vậy nhận lời và cố gắng cung cấp hàng hóa cho họ, đương nhiên là bạn sẽ vẫn có lãi, tuy nhiên những khó khăn vô hình lại là rào cản quá lớn, một số khó khăn vô hình đó có thể kể đến như: Chất lượng sản phẩm không hoàn hảo, thiết kế chưa tinh tế, ảnh hưởng thương hiệu do sản phẩm không đáp ứng so với đối thủ, không có công nghệ, trễ thời gian…
Tôi tin rằng rất nhiều anh(chị) kinh doanh đã từng gặp trường hợp này, hoặc đã từng tiếp xúc với khách hàng yêu sản phẩm mà anh(chị) không thể tạo ra nó.
Bản thân tôi cũng tương tự, tôi là khách hàng đi mua mớ ra ngoài chợ, nhưng tôi chợt nhớ ra trong nồi Cá Kho Tộ của mình đang nấu ở nhà thiếu 1 trái ớt. Nhưng chị gái xinh đẹp bán rau không có ớt, để lấy lòng của tôi chị gái xinh đẹp sẽ chạy qua cửa hàng kế bên giúp tôi mua một vài trái ớt, và như vậy chị gái xinh đẹp đã thêm vất vả, khó khăn khi phải để những người mua rau khác phải chờ đợi…. khi ra chợ Lương nghĩ anh(chị) cũng đã từng gặp trường hợp này giống như tôi ( nhưng nói thật là tôi chả biết đi chợ và mua đồ!!!. 1 năm có lẽ tôi đi chợ vài lần, quy trình đi chợ của tôi là: chỉ tay vào thứ mà tôi muốn lấy, đưa tiền, và đi về !!!!!!! ).
Rõ ràng, khi bạn không thể làm điều mà khách mong muốn, vậy thì nên trả lời với khách hàng: “Chúng tôi không làm được”, câu trả lời rất đơn giản và khách mua hiểu rằng họ nên đi tìm đối tác khác, hoặc là đến với người bán do bạn giới thiệu. Làm theo cách này bạn không hề bị mất khách hàng, họ sẽ quay trở lại tìm bạn trong 1 ngày đẹp trời, nếu nhu cầu của họ phù hợp với khả năng cung cấp sản phẩm của anh(chị).
Thực ra thì trong cuộc sống hoặc kinh doanh không có thứ gì là hoàn mỹ, hoàn hảo. Một công ty ( một công dân) cũng không thể làm tất cả mọi việc trên đời, khi đối diện với khách hàng có lúc bạn nên từ chối họ, đó là lúc anh(chị) đã giảm bớt rủi ro cho chính công ty của anh(chị).
Gặp lại anh(chị) trong những bài viết phân tích bán hàng, Marketing khác.
An Luong