Làm thế nào để “tóm” được khách hàng, 4 bí quyết lớn

Tìm kiếm được khách hàng là 1 chuyện, còn “tóm” khách hàng như thế nào để họ tự nguyện mua hàng lại là 1 chuyện khác. Hôm nay sẽ chia sẻ với mọi người 4 bí quyết chuyên sâu để “chộp” khách hàng.

Trong Marketing người ta thường áp dụng một số chiêu thức để thuyết phục khác hàng như khuyến mại hàng hóa, làm công tác tư tưởng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, quảng cáo và nhiều cách khác để muốn khách hàng mua sản phẩm.

Làm chán rồi khách hàng có mua đâu

Giảm giá sâu sản phẩm , mục đích là đẩy hàng tồn kho ra thị trường, nhưng khách hàng vẫn không mua hàng, bạn sẽ thấy rất rõ hiện tượng này vào khoảng tháng 8( Trung Thu), các sạp bánh của các thương hiệu lớn bày tràn lan trên đường phố, nhưng khi hết rằm Trung Thu thì bánh bị thừa lại quá nhiều, có những năm các thương hiệu bánh Trung Thu giảm giá hết cỡ đến mức mà người nghèo mua bánh cũng có thể cho rằng giá của mỗi chiếc bánh thật bình thường.

Tiến trình khởi nghiệp của 1 người tầm thường thì sẽ diễn ra như vậy

Khách hàng không mua sản phẩm là ở chỗ xác định không đúng độ lớn thị trường, không ước lượng được lượng nhu cầu thực tế, dẫn đến chiến lược Marketing, quảng cáo, bán hàng sai hoặc không đúng mục tiêu, không đúng đối tượng.

Khi Marketing không hiệu quả thì đừng nói chuyện kinh doanh hay bán hàng, nói tóm lại nhiều người đầu tư kinh doanh thường có tư tưởng biết nhiều, biết rộng nhưng đến khi bắt tay làm việc thì không đáp ứng được khách hàng.

Làm thế nào để “tóm” khách hàng, 4 bí quyết

1, Biến công việc liên hệ với khách hàng trở nên đơn giản của đơn giản

Giả sử bạn muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng trên mạng , trong khi sản phẩm của bạn giống hệt với đối thủ, vậy làm thế nào để thu hút được khách hàng ?

Cách chuyên gia kinh doanh online chỉ ra rằng, Website bán hàng càng đơn giản, không lòe loẹt về màu sắc, ít tính năng thao tác website phức tạp càng dễ lấy lòng khách hàng. Cụ thể là người tiêu dùng luôn luôn thích sự đơn giản, đó là bản chất của con người, thứ gì càng đơn giản càng tốt, thế thì tại sao bạn cứ phải làm cho cái website có nhiều màu sắc nhòe nhoẹt, tại sao cứ phải gắn thêm nhiều chức năng thực sự không cần thiết cho việc mua hàng?

Khi đã tạo được thiện cảm với khách hàng, việc thứ 2 cần phải làm là tương tác với người mua, bạn phải làm mọi cách để kéo khách hàng gần lại với mình. Khi bạn nói chuyện nhiều và thân thiết với khách hàng, họ sẽ bớt đi cảm giác lo lắng-đề phòng.

Xây dựng cho website những công cụ chát, nói chuyện trực tuyến với khách hàng, nhưng đừng có bắt khách hàng phải tạo tài khoản, đăng nhập. Thay vào đó chúng ta tối giản tất cả những công đoạn để nói chuyện được với khách hàng, và nhớ là mục đích phải để cho người mua tự nguyện quay lại website lần 2, lần 3.

Không chỉ là công cụ chát trực tuyến với khách hàng, bạn còn phải định hướng để khách hàng gọi điện thoại cho mình, đương nhiên là bạn có thể đề nghị khách hàng tắt máy và gọi lại cho họ, làm như thế sẽ tạo cảm giác cho khách hàng không bị lợi dụng thứ gì đó.

Trên website còn phải có công cụ Comment ( bình luận) để khách hàng có thể đặt câu hỏi về sản phẩm/dịch vụ. Những email để khách hàng gửi thư phải dễ nhớ , dễ viết , không nên dùng email tiếng anh, còn nếu bạn cho rằng email bằng tiếng anh chuyên nghiệp hơn thì quên chuyện tiếp cận với khách hàng Việt Nam đi, bạn đang bán hàng cho người Việt Nam mà.

>> Bí quyết từ thời xưa tới nay của 1 người bán hàng giỏi

2, Biến hoạt động bán hàng 1 sự kiện xã hội

Tại sao bảo tàng, hoạt động âm nhạc, sự kiện Hoa Hậu, lớp dạy nghề miễn phí… lại có thể thu hút một lượng người lớn ? Tại vì đó là các hoạt động có lợi ích cho xã hội, cho đám đông, cho nhóm người trong cộng đồng.

1 Cuộc thi hoa hậu luôn có nhà tài trợ và 1 hoặc vài thương hiệu sẽ được Pr trong toàn bộ sự kiện đó, một hoạt động trao quà từ thiện của các doanh nghiệp sữa cũng có yếu tố Pr thương hiệu/sản phẩm trong đó.

Nếu trong 1 nhóm 30 người học lớp dạy nghề miễn phí đều nhận được thông tin Pr thương hiệu về giày dép, và có 7-9 người trong số họ tin tưởng mua sản phẩm thì phần lớn những người còn lại trong nhóm 30 người sẽ mua dạy dép của doanh nghiệp được Pr thương hiệu. Trong kinh doanh, đó gọi là hiệu ứng đám đông.

Nếu bạn kinh doanh đồ ăn, bạn có thể mở lớp dạy miễn phí vào 1 ngày bất kỳ trong 2 tuần, cứ lặp đi lặp lại như thế ,khách hàng đến quán của bạn càng nhiều hơn. Bởi vì Marketing truyền miệng bắt đầu phát huy tác dụng nhờ hiệu ứng đám đông.

Hoặc nếu như bạn kinh doanh sản phẩm khung nhôm cửa kính, bạn có thể tổ chức hoạt động cộng đồng : Cứ 15 ngày sẽ bốc thăm lắp 1 bộ cửa cho người nghèo ở vùng, khu vực nơi bạn làm việc.

3, Đừng trông chờ vào những số liệu nghiên cứu đơn giản

Nếu bạn chỉ dựa vào một vài câu hỏi vu vơ với những người xung quanh về tính khả thi của phương án bán hàng, hoặc là bạn sẽ có một vài câu hỏi cho khách hàng với số lượng được khảo sát bằng 10 người, hoặc là bạn đi hỏi những người đã kinh doanh trước đó về sản phẩm/dịch vụ mà mình đang kinh doanh “ Làm thế nào để bán được hàng”.

Nếu làm theo những cách đó, sớm muộn bạn cũng sẽ tự “khai tử” doanh nghiệp của mình. Muốn bán được hàng/sản phẩm dịch vụ phải căn cứ vào các thông tin chi tiết điều tra từ nhiều khách hàng.

>> Những kinh nghiệm lớn để đời trong kinh doanh

Bản khảo sát, đánh giá thị trường phải logic, có tính thuyết phục, chứ không phải các câu hỏi tách rơi nhau. Tùy vào thị trường rộng lớn mà khảo sát ít hay nhiều người. Ví dụ như, thị trường của Lương dự đoán là 1000 khách, vậy thì số lượng người trả lời khảo sát cũng nên từ 100 người trở lên.

Còn chuyện đi hỏi người đã kinh doanh sản phẩm/dịch vụ trước đó thì cũng không phải lựa chọn hoàn hảo. Bởi vì môi trường kinh doanh của họ có thể khác của bạn, hoặc là thời điểm họ mới kinh doanh khác xa so với hiện tại của bạn.

Nói tóm lại, muốn thuyết phục được khách hàng thì phải hiểu đủ, hiểu rõ, hiểu chính xác về nhu cầu, mong muốn đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Và cũng chỉ khi đó chúng ta mới bỏ tiền để tiến hành các hoạt động Marketing, tiếp thị trực tiếp, quảng cáo trực tuyến…

4, Tận dụng khách hàng đã mua sản phẩm làm nhân viên bán hàng.

Giả sử rằng bạn có khách hàng A đã mua máy sấy tóc của chúng ta, bây giờ bạn muốn bán máy sấy tóc cho khách B là đồng nghiệp khá thân với khách hàng A, với giả thiết khách hàng B chưa hề biết để thương hiệu máy sấy tóc của chúng ta. Câu chuyện nghe thì đơn giản nhưng thực ra không hề đơn giản chút nào.

Một số cách mà chúng ta làm đó là:

– Chiết khấu tiền mua hàng cho khách hàng A, với mong muốn họ sẽ giới thiệu sản phẩm, cửa hàng cho những người quen của khách hàng A, cách này cũng được khá nhiều người áp dụng, bạn cũng có khả năng “chộp” được khách hàng B.

– Xác định vùng sinh sống của khách hàng A qua thông tin mua hàng để để quảng cáo trực tuyến máy sấy tóc tại khu vực của A, những quảng cáo sản phẩm nhứ thế cũng có khả năng đến được B, bạn cũng sẽ bán được hàng theo cách này nhưng cũng có thể không bán được gì cho B cả.

– Làm cho A tự nguyện chia sẻ thông tin sản phẩm máy sấy tóc trên mạng xã hội Facebook, twitter, hoặc nói trực tiếp với khách hàng B.

Khi A chia sẻ sản phẩm lên mạng xã hội, nghiễm nhiên B là bạn bè của A sẽ nhìn thấy status chia sẻ của A, hoặc B nhận được thông tin sản phẩm trực tiếp từ A nói thì có khả năng rất cao là B sẽ mua hàng.

Nhưng vấn đề là phải làm thế nào để A tự nguyện chia sẻ sản phẩm lên mạng xã hội ? Có 1 cách mà một hãng thời trang nổi tiếng thế giới đã làm đó: Hãng thời trang gửi đi thông điệp, email tìm kiếm khách hàng, và khi A nhận được email, thông điệp tìm kiếm chính mình thì A sẽ rất vui mừng, và lúc bây giờ A sẵn sàng chia sẻ niềm vui mừng đó lên mạng xã hội.

Lúc này thì không chỉ B sẽ biết đến sản phẩm mà có C, D, và rất nhiều người khác cũng có thể sẽ mua hàng hóa, và tất nhiên bạn cũng sẽ vẫn có khách hàng A trung thành.

Bạn sẽ định kinh doanh như thế nào, làm sao để có thể thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ dễ dàng ? Chia sẻ với mọi người suy nghĩ của bạn trong phần bình luận.

Trả lời