Khi khách hàng chê giá bán cao và không muốn mua phải làm thế nào

Bất kỳ người bán hàng nào cũng đã gặp phải lời từ chối từ khách hàng, khi khách hàng nói sản phẩm có giá cao, và hiện tại họ không có nhu cầu thì chúng ta sẽ giải quyết thế nào.

Thực ra đây cũng là 2 vấn đề mà khác hàng thường dùng nhất để từ chối mua hàng của bạn. Giá cao đương nhiên bạn không thể hạ giá quá thấp vì khách hàng lúc nào cũng muốn giá phải thấp hơn nữa, hoặc họ muốn thử xem chất lượng của bạn tốt thế nào; không có nhu cầu tức là họ đang nói dối hoặc nói thật.

Làm sao chúng ta biết được khi nào khách hàng nói thật, khi nào khách hàng muốn mua hàng nhưng làm cao. Okay, bây giờ chúng ta sẽ đi vào 2 vấn đề chính trong chủ đề này.

–  Khi người mua nói giá bán cao

Thông thường 1 sản phẩm có thể bán được quyết định bởi 3 yếu tố: Giá bán, mức độ thân thiết ( lòng tin), dịch vụ

1, Giá bán

Chỉ là một trong số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người mua. Nếu khách hàng chê giá bán cao, bạn chỉ cần ngồi giảng giải về các thành phần cấu thành giá bán chắc chắn người mua bị thuyết phục.

Nhưng bạn cần tập trung thời gian phân tích ưu thế của sản phẩm( điểm mạnh), lý do vì sao sản phẩm đắt. Như thế bạn đang dạy khách hàng về sản phẩm của chúng ta, nhưng phải từng chút, từng chút để khách hàng cảm nhận những giá trị tốt nhất về sản phẩm.

5 lời khuyên cho người bán hàng mới

2, Giá cả hoàn toàn có thể dịch chuyển

Hãy thể hiện để khách hàng nhận ra rằng, giá bán hoàn toàn không cố định, có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào số lượng và tần suất mua hàng, thời gian thanh toán. Nếu khách hàng có thể mua với số lượng lớn bạn nên giảm giá cho họ, nhưng nếu thanh toán chậm bạn hãy tăng giá nhằm bảo đảm lợi ích và đồng thời hối thúc khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng.

Nguyên tắc này áp dụng lý thuyết : Chiếc gậy và củ cà rốt.

3, Sự thân tình với khách hàng

Có thể bạn không nhận ra, chất lượng của sản phẩm có thể tăng lên nếu mối quan hệ với khách hàng càng thân thiết và gắn bó, mặc dù vẫn là một sản phẩm và chất lượng không hề thay đổi. Trong kinh doanh đôi lúc bạn gặp phải trường hợp này, khách hàng lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh dù hàng hóa của họ có chất lượng kém hơn chúng ta.

Thực ra, khách hàng đã quen với cách mà đối thủ tiếp cận và chăm sóc, khách hàng đối thủ cạnh tranh chẳng có lý do nào khiến khách hàng từ bỏ “người yêu” của mình để đến với bạn. Tình yêu luôn cần sự chân thành, hãy theo đuổi và quyết tâm bày tỏ sự chân thành, vào một thời điểm không xa trong tương lai khách hàng chắc chắn bị thuyết phục.

– Người mua nói họ không có nhu cầu

Thông thường nhu cầu cũng có 2 loại:

1, Loại nhu cầu mà khi khách hàng nói chuyện, làm việc với nhà cung ứng luôn vui vẻ, lợi ích của khách luôn được bảo đảm, rõ ràng lúc này họ không muốn đổi nhà cung cấp hàng hóa, đây là một loại “không có nhu cầu”.

2, Không nhiệt tình với bạn, cũng không có cái nhìn thân thiện, khách hàng có ấn tượng xấu, thuyết phục người mua này là khó nhất.

Dù rơi vào trường hợp thứ nhất hay thứ 2 bạn sẽ luôn tìm thấy một cách giải quyết, không quá lo lắng:

Nếu bạn thuộc trường hợp 1, thực ra khi này khách hàng muốn nghe và thấy bạn nói về lợi ích(lợi nhuận) và những ưu thế vượt trội mà sản phẩm của bạn mang đến. Hãy liệt kê những lợi ích và ưu thế khách hàng sẽ nhận được.

Nếu bạn thuộc trương hợp 2, bạn cần học cách chăm sóc khách hàng trong lâu dài, bởi vì họ là khách hàng tiềm năng.

Trả lời