Kinh doanh online chính là xu hướng của tương lai, muốn thành công đường dài nhất định bạn phải biết và hiểu rõ hình thức kinh doanh này cũng như hiểu về khách hàng của mình. Trong bài viết này chúng tôi sẽ không đánh giá, đề cập đến chất lượng của sản phẩm. Bài chia sẻ này sẽ tập trung chủ yếu nói về những yếu tố khách quan khiến khách hàng không hài lòng khi mua sản phẩm online.
Trong kinh doanh không thể tránh khỏi việc khách hàng phản hồi lại những ý kiến tiêu cực về chất lượng sản phẩm, dich vụ. Nhiều khách hàng họ chọn cách im lặng và sẽ không bao giờ quay lại gian hàng của bạn. Lý do nằm ở đâu?
1, Thông tin sản phẩm không chính xác
Điểm thu hút và khiến khách hàng dễ dàng móc hầu bao mua sản phẩm online chính là nhờ vào hình ảnh được đầu tư trau chuốt, lời quảng cáo sản phẩm hấp dẫn cũng như mức giá bán hợp lý. Nhưng tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó” đã khiến nhiều khách hàng mất niềm tin vào việc mua hàng qua mạng.
> Bán gì khi sản phẩm nào cũng có trên mạng rồi ?
Đặc biệt là mặt hàng quần áo, sản phẩm trên website và sản phẩm khách hàng nhận được lại khác nhau một trời một vực, từ thiết kế, màu sắc cho đến chất liệu. Khi liên hệ với bên bán, khách hàng không nhận được lời giải thích rõ ràng thỏa đáng, lại thêm một lý do nữa khiến khách hàng dần từ bỏ việc mua hàng online.
Đó mới chỉ là các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Nhiều gian hàng online rậm rộ quảng bá về chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng trên thực tế nó lại không được như vây. Nhiều đơn vị làm chương trình giảm giá 20% nhưng khi khách hỏi mua hàng thì đó lại là chương trình của thời gian trước. Khách hàng lại càng thêm thất vọng.
2, Nhân viên thiếu kỹ năng
Nhân viên tư vấn là nguồn lực rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Vì thế để bán được hàng, nhân viên phải có kỹ năng tư vấn tốt, hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ. Thông thường, khách hàng sẽ cân nhắc lại việc mua hàng nếu như cảm thấy nhân viên tư vấn trả lời không chính xác, rõ ràng về sản phẩm. Đừng để nhân viên của mình trả lời khách hàng theo kiểu loằng quoằng, vòng veo vì điều đó càng làm cho khách hàng không tin tưởng vào sản phẩm của bạn.
Không những thế nhiều nhân viên khi nói chuyện với khách hàng có thái độ không hợp tác, thích trả treo. Có thể quan niệm “khách hàng là Thượng Đế” đã không còn chính xác ở thời điểm này, nhưng chắc chắn việc tôn trọng, lắng nghe và giải đáp mọi câu hỏi của khách hàng là điều mà bạn buộc phải làm, vừa giúp việc bán hàng suôn sẻ lại vừa giữ chân được một khách hàng.
3, Chính sách giao hàng
Chính sách bán hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Thay vì chọn phương thức giao hàng buộc khách hàng thanh toán 100% tiền hàng trước khi chuyển đơn. Bạn nên chuyển sang hình thức giao hàng khác để thu hút được người mua, giữ chân khách hàng.
Có thể kể đến một số chính sách đang được nhiều đơn vị lựa chọn như miễn phí giao hàng trên toàn quốc; nhận hàng, xem hàng rồi mới thanh toán, nếu không hài lòng có thể trả lại hàng. Điều này giúp người kinh doanh có được lòng tin của khách hàng. Thời gian giao hàng quá lâu cũng khiến cho người mua cảm thấy không hài lòng. Rút ngắn thời gian giao hàng đến các địa điểm xa nhờ hợp tác với các đơn vị vận chuyển có mạng lưới rộng khắp.
Khi người tiêu dùng lựa chọn mua hàng của bạn, có nghĩa khách hàng đã rất tin tưởng vì thế hãy quan tâm đến họ thật chu đáo. Sự thành công của một doanh nghiệp đến từ chính những vị khách trung thành. Muốn có được nhóm khách hàng này thì người kinh doanh cần phải sửa đổi ngay 3 điều ở trên, những điều khiến khách hàng không hài lòng.